Tìm kiếm: trả-lương-cho-người-lao-động

Mặc dù 7 tháng đầu năm, ngành dệt may đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp lo ngại về nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu, mất hợp đồng và không đảm bảo được tiến độ các đơn hàng đã ký.
Dịch COVID-19 đang khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất phải ngừng hoạt động, có thể tuột mất đi rất nhiều cơ hội khi mà tổng cầu của thị trường thế giới đang tăng mạnh, nhiều nước bước vào giai đoạn phục hồi. Do vậy, hỗ trợ hay gói kích thích kinh tế lớn nhất lúc này chính là tìm mọi cách để cho doanh nghiệp có thể duy trì được sản xuất kinh doanh.
DNVN - Việc áp dụng thí điểm quản lý lao động, tiền lương, tiền công đối với 3 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là VNPT, VNA và VATM theo Nghị định số 20/2020/NĐ-CP ngày 17/2/2020 đã bộc lộ nhiều bất cập cần điều chỉnh, do bối cảnh nền kinh tế bị tác động tiêu cực chưa có tiền lệ bởi COVID-19.
Qua hơn một năm đối mặt với dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa đã từng bước tìm ra hướng đi cho mình. Tuy nhiên, trước tác động của đợt dịch lần thứ 4 này, các doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh cá thể rất cần sự hỗ trợ, tiếp sức bằng những chính sách cụ thể.
Các chính sách hỗ trợ ban hành để đáp ứng với “trạng thái khẩn cấp” khi dịch COVID-19 mới bùng phát đã bộc lộ những bất cập và cần phải điều chỉnh để phù hợp với “trạng thái bình thường mới". Đặc biệt, hỗ trợ không chỉ về vốn và thuế, mà cần giúp doanh nghiệp triển khai các giải pháp công nghệ để chủ động biến thách thức thành thời cơ.
DNVN - Năm 2020 là một năm đầy khó khăn khi gần 90% doanh nghiệp bị tác động nặng nề bởi đại dịch với nhiều hệ lụy. Tuy vậy, 2020 cũng là năm chứng minh khả năng chống chịu kiên cường của DN trong bối cảnh Covid-19. Nói như Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc, doanh nghiệp đã thức tỉnh và ngộ ra nhiều điều qua đại dịch.

End of content

Không có tin nào tiếp theo