Tìm kiếm: trồng-nấm
Từng tốt nghiệp khoa CNTT của ĐH Bách Khoa nhưng cơ duyên lại đưa anh Bùi Văn Phương ở tiểu khu 4 (thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) đến với nghề trồng nấm. Sau 5 năm nỗ lực, hiện tại anh Phương đang làm chủ của 4 cơ sở sản xuất nấm, thu về gần 1 tỷ đồng tiền lãi mỗi năm.
Đây là cách làm độc đáo của anh Nguyễn Hùng Sinh (ngụ huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang). Chỉ cần 1 chiếc điện thoại thông minh kết nối internet, một mình anh có thể vừa chăm sóc và quản lý hơn 5.000 bịch phôi nấm linh chi một cách dễ dàng.
Sau khi tốt nghiệp Đại học, Hứa Trường Giang, quê ấp Thạnh Hòa 2, xã Thủy Liễu, huyện Gò Quao (Kiên Giang) xin được việc tại một công ty nước ngoài với mức lương khá tốt. Giang vừa đi làm ở công ty vừa thực hiện nuôi trùn quế tại gia đình.
Ông Bùi Ngọc Cử ở tiểu khu 428, xã Hát Lót (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) đã nghiên cứu và áp dụng thành công mô hình trồng nấm linh chi từ cây keo. Đây không chỉ là chuyện lạ ở Sơn La mà còn là chuyện lạ trong giới trồng nấm linh chi của cả nước.
Mới thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 8/2018, nhưng mô hình trồng nấm bào ngư của HTX nuôi trồng nấm bào ngư Tân Giao (xã Láng Lớn, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã mang lại nguồn thu nhập khá và ổn định cho các thành viên. HTX đang tính chuyện mở rộng quy mô sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế của mô hình này.
DNVN – Việc thành lập và quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới LangBiang phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững; nhận được sự đồng thuận của người dân địa phương và bước đầu nhận được sự quan tâm hỗ trợ của các tổ chức quốc tế vì mục tiêu phát triển bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học.
Anh Trần Văn Trí ở ấp Thạnh Mỹ B, xã Bình Thành, Phụng Hiệp, Hậu Giang bén duyên với cây nấm rơm từ năm 2013. Khi đó anh Trí là hộ nghèo của ấp. Không cam chịu đói nghèo anh lấy rơm từ mấy công lúa của gia đình về ủ và chất thử xung quanh nhà thấy có hiệu quả, anh tiếp tục trồng. Đến năm 2018 anh thoát nghèo và cất được căn nhà khang trang để ở.
Với cách làm nấm rơm khác người, anh Đỗ Trọng Duân (sinh năm 1989) ở thôn Hiệp Sơn, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, (Bắc Ninh) đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Với hơn 700 gốc ổi lê Đài Loan, cho sản lượng thu hoạch mỗi tháng đạt từ 1,5- 2 tấn, cùng giá bán 15.000 đồng/kg, gia đình anh Nguyễn Văn Quyên, 37 tuổi, xã Yên Phong, huyện Yên Mô (Ninh Bình) mỗi tháng có lãi gần 20 triệu đồng.
Có rất nhiều thanh niên ở huyện Hòa Vang (TP.Đà Nẵng) “đánh liều” vay vốn ngân hàng để khởi nghiệp bằng các mô hình trồng rau sạch, sản xuất nấm các loại…và bước đầu đem lại những thành công ngoài mong đợi.
Sinh ra và lớn lên ở Hoàng Tiến, vùng đất trồng na nổi tiếng của thành phố Chí Linh (tỉnh Hải Dương) nhưng anh Hoàng Tiến Đạt không chọn làm giàu bằng trồng na mà anh lại chọn trồng nấm. Trải qua, “ba chìm bảy nổi” với cây nấm cuối cùng anh đã thành công. Hơn hết anh còn làm “giấy khai sinh” truy suất nguồn gốc cho nấm để người tiêu dùng yên tâm.
Tất cả chi phí cho việc dựng rạp, hoa trang trí, phông bạt, hệ thống ánh sáng sân khấu... ước tính lên tới hơn 2 tỷ đồng.
Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Hồ Gươm Bắc Ninh (Tập đoàn May Hồ Gươm) tại xã Lâm Thao, huyện Lương Tài (Bắc Ninh) hái và xuất khẩu 5-6 triệu lá tía tô mỗi tháng sang thị trường Nhật Bản. Với giá 500-700 đồng/lá, trang trại có doanh thu khoảng 2 tỷ đồng/tháng.
Sau 5 năm đặt chân đến thôn Châu Giang (xã Hneng, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Trọng Hiệp đã gầy dựng được 6 trại nấm quy mô lớn, đều đặn hàng năm cho lợi nhuận hơn 600 triệu đồng.
Có những thứ tưởng chừng như là phế phẩm của Việt Nam khi thường bị bỏ đi nhưng khi sang tới nước ngoài chúng lại có giá cao ngất ngưởng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo