Tìm kiếm: trồng-sắn
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), tính từ đầu năm đến hết tháng 8/2020, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn ước đạt 1,78 triệu tấn với trị giá 619 triệu USD, tăng 15,6% về khối lượng và 3,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
Sáng nay (23/7), 10 tấn thanh long ruột đỏ của tỉnh Sơn La đã lên đường xuất khẩu sang thị trường Nga.
Theo Tổng hội Y học Việt Nam, nếu một người nặng khoảng 50kg hấp thu phải chất acid cyanhydric có trong củ sắn khoảng 20mg sẽ bị ngộ độc và 50mg sẽ tử vong.
Trên địa bạn huyện Thường Xuân (Thanh Hóa), đã xuất hiện nhiều gương nông dân làm kinh tế giỏi, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng ngay trên mảnh đất quê hương. Tiêu biểu như gia đình ông Hoàng Trọng Ngọc, 56 tuổi ở thôn Xuân Thắng với mô hình nông - lâm tổng hợp, mỗi năm cho thu nhập trên 1 tỷ đồng.
Cây tiêu ngày trước được người dân Phú Yên ví như “vàng đen” nhưng những năm gần đây giá cả lại liên tục “lao dốc”, khiến người dân thua lỗ buộc chặt phá hàng loạt.
Những năm gần đây, nông dân tại huyện vùng sâu M’Đrắk (Đắk Lắk) đã chuyển đổi nhiều diện tích đất sang trồng cây sả theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời liên kết trong sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế, mở ra hướng đi mới giúp nông dân thoát nghèo trên vùng đất khó.
Nghị quyết phát triển nuôi trồng thủy sản trên lòng hồ Thủy điện Sơn La là trúng, đúng và đi vào lòng dân.
Tuy đã nhiều lần thất bại trong quá trình chăn nuôi lợn rừng, nhưng niềm đam mê đã thôi thúc vợ chồng anh Nguyễn Văn Ánh, Tô Khánh Vân ở xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh mạnh dạn tiếp tục thử sức ở lĩnh vực này. Hiện mô hình kinh tế tổng hợp cùng trên 150 con lợn rừng giúp anh chị có nguồn thu khiến nhiều người mơ ước.
Trong giai đoạn cây cảnh mất giá, vùng cây cảnh có tiếng của Nam Định đã phá vườn trồng đinh lăng. Với họ, đây không chỉ là giải pháp thoát nghèo mà còn có thể làm giàu.
Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 8/2019 đạt 180,72 nghìn tấn, trị giá 71,82 triệu USD, tăng 88,2% về lượng và tăng 70,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (gọi tắt là chương trình OCOP), đang tạo ra nhiều sản phẩm nông sản chủ lực tiến tới xây dựng thương hiệu.
Trước cơn bão dịch lợn, dịch gà xảy ra triền miên trên khắp các vùng quê khiến người nông dân lao đao. Nhưng đâu đó vẫn có những người thành công với mô hình nuôi loài gà lạ, ít bệnh, chỉ ăn rau và chỉ lo chúng nó kêu điếc cả tai. Đó là mô hình nuôi gà sao của ông Lường Văn Đón, ở bản Cuông Mường (xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La).
Với khí hậu mưa nhiều, nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, UBND xã Măng Cành (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum) đã tận dụng nguồn vốn hỗ trợ, vận động người dân và các doanh nghiệp phát triển các loại dược liệu. Chỉ hơn 1 năm thực hiện, hàng nghìn ha sâm của các hộ dân phát triển tươi tốt chỉ chờ ngày thu hoạch.
Trên vùng đất được coi là “chó ăn đá, gà ăn sỏi”, quanh năm khô cằn nhưng với đức tính cần cù, chịu khó, dám nghĩ dám làm, anh Lò Văn Khuyên, người dân tộc Thái, ở bản Nà Nong (xã Chiềng Lao, huyện Mường La, tỉnh Sơn La) đã biến vùng đất nghèo khó này trở thành vùng đất tươi xanh, đẻ ra tiền.
Một lồng cá nuôi dưới sông Đà có thể cho thu nhập bằng 2.000 – 3.000 m2 đất trồng ngô, trồng sắn. Vì thế ông Quàng Văn Sọi, dân tộc Kháng, bản Pá Mồng (xã Nậm Giôn, huyện Mường La, tỉnh Sơn La) đã từ núi chuyển xuống sông Đà nuôi cá lồng, từ đó thu nhập cao hơn nhiều lần so với lúa, ngô.
End of content
Không có tin nào tiếp theo