Tìm kiếm: tình-trạng-ô-nhiễm
Cấy lúa ở vùng đất chiêm trũng này vốn là cái nghiệp đã gắn bó suốt bao đời, nhưng chỉ vài năm trở lại đây, khi nhà máy, xí nghiệp mọc lên mang theo chất thải gây ô nhiễm, những hộ cấy lúa cứ ít dần, bởi cấy lúa chỉ để "lấy công làm lỗ’’ thì cấy cũng chẳng để làm gì.
Thành phố Hồ Chí Minh những năm gần đây có sự đầu tư lớn từ chính quyền địa phương để xây kè, làm đường, trồng cây, xử lý rác thải,... nhưng chỉ mới dừng lại ở mức các công trình trọng điểm như kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, kênh Tân Hóa - Lò Gốm, kênh Tàu Hủ - Bến Nghé và một phần kênh Đôi - kênh Tẻ. Đa số các kênh rạch khác của Thành phố Hồ Chí Minh đang ô nhiễm rất trầm trọng, thậm chí có đoạn kênh rác đã ngập dày đến mức có thể đi bộ qua kênh.
Ô nhiễm nước đang có xu hướng gia tăng với mức độ báo động, nhưng những chính sách nhằm kiềm chế ô nhiễm nước chưa được thực hiện rốt ráo. Bà Nguyễn Ngọc Lý, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu môi trường và Cộng đồng – Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam khẳng định với Đại Đoàn Kết: "Cần thiết phải có Luật kiểm soát ô nhiễm nước và trách nhiệm bảo vệ nguồn nước phải được giao cho một đơn vị cụ thể chịu trách nhiệm thực hiện”.
Tình trạng nguồn nước sinh hoạt tại các giếng đào, giếng khoan của hơn 1000 hộ dân (12/12 khu) bị ô nhiễm nghiêm trọng khiến người dân hoang mang, lo sợ.
Người dân ở xã Sơn Đồng (Hoài Đức - Hà Nội) phải chịu mùi hôi thối bốc lên từ dòng kênh “chết”. Phía dưới lòng kênh, dòng nước đen ngòm, đặc quánh, rác rưởi thi nhau nổi lềnh bềnh.
Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước, Bộ TN&MT - ông Hoàng Văn Bảy đã khẳng định như vậy tại hội thảo “Chính sách, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nước” do Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, và Liên minh Nước sạch phối hợp tổ chức ngày 8/5 tại Hà Nội.
Tối 7/5, tại xóm 7, xã Vĩnh Tân, H.Tuy Phong (Bình Thuận), chính quyền địa phương và Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 đã tổ chức báo cáo với khoảng 300 người dân trong xã quá trình khắc phục ô nhiễm bãi xỉ than của nhà máy.
Ngày 24-4, sau hơn một năm thi công, công trình cải tạo, nâng cấp xây dựng kênh Ba Bò giai đoạn một tại phường Bình Hòa (thị xã Thuận An, Bình Dương) được khánh thành.
Suối Hội Phú chảy giữa lòng thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai) nhưng thay vì tạo cảnh quan đô thị thì lại đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi vô số những rác thải, nước thải sinh hoạt, nước phân từ chăn nuôi heo, gà của những hộ gia đình sinh sống hai bên bờ. Nguồn nước ngầm bị ô nhiễm, môi trường sống bị ảnh hưởng là những gì mà người dân gần khu vực suối đang phải gặp phải.
Lượn quanh nơi Vicem Bút Sơn đóng đô, tận mắt chứng kiến sự ô nhiễm khói bụi, mới phần nào thấu hiểu nỗi thống khổ của người dân nơi đây. Riêng Vicem Bút Sơn thôi đã thừa bụi, đã thế lại còn nhiều cơ sở khai thác, nghiền đá ăn theo. Cả vùng quê yên ả này là một công trường ầm ĩ tiếng mìn nổ, bụi mù từ nhà máy và từ những đoàn xe chạy rầm rập bao phủ khắp xóm làng.
Việc bãi bỏ lệnh cấm ngành nghề gây ô nhiễm hoạt động trong khu dân cư không có nghĩa là “thả cửa” cho doanh nghiệp.
Đây là quan điểm của TS Đào Trọng Tứ, cố vấn Mạng lưới sông ngòi VN, nguyên Phó tổng thư ký Ủy ban Sông Mekong VN khi nói về việc lấp lấn sông Đồng Nai để làm dự án.
Ngay thời gian cao điểm phục vụ khách nước ngoài vào VN, theo Tổng cục Du lịch VN, lượng du khách quốc tế đến VN trong hai tháng đầu năm nay giảm 10,6%.
Hàng trăm hộ dân ở thôn Ngô Hùng, xã An Hồng, H.An Dương, TP.Hải Phòng đang phải sống trong cảnh ô nhiễm môi trường nghiêm trọng vì trại nuôi bò Úc không đảm bảo vệ sinh.
"Phải mất hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm chúng ta mới có được những hàng cây đẹp như thế. Có những hàng cây đã thành biểu tượng, là dấu ấn của Hà Nội. Giờ chặt hết, Hà Nội còn lại gì ngoài bê tông? Khẩu hiệu 'vì sự nghiệp 10 năm trồng cây' từ nay có lẽ cũng sẽ không còn nữa", bạn Hoàng Phú đặt câu hỏi đầy tiếc nuối.
End of content
Không có tin nào tiếp theo