Tìm kiếm: tổ-hợp-tác

Tận dụng nguồn nước trên sông, anh Nguyễn Văn Tùng (ngụ ấp Trung Châu, xã Mỹ Hiệp, Chợ Mới, An Giang) đã phát triển mô hình nuôi cá lăng nha trong lồng bè. Mô hình đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp cuộc sống gia đình anh ngày càng khấm khá hơn, có điều kiện đóng góp công sức để xây dựng các công trình phúc lợi xã hội tại địa phương.
Từ khi cha mất, gia đình anh Từ Ngọc Ngà (xã Ngọc Biên, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) gặp nhiều khó khăn, ruộng đất không ai canh tác. Năm 2008, anh Ngà - cán bộ nông nghiệp xã Ngọc Biên, xin nghỉ về nhà phụ giúp gia đình. Do đã có kinh nghiệm trong sản xuất thực tế, anh quyết định chọn con đường HTX để lập nghiệp.
Gần đây nghề nuôi cá tầm đã thu hút nhiều hộ chăn nuôi ở huyện Ðam Rông (tỉnh Lâm Đồng), bởi hiệu quả đem lại của nó hơn hẳn nhiều loại con vật nuôi ở huyện. Nguồn lợi từ những lứa cá thương phẩm đầu tiên của một số hộ đi tiên phong trong việc nuôi cá tầm ở đây, đã mở ra một triển vọng mới cho nghề nuôi cá nước lạnh ở địa phương.
Một trong những giải pháp để phát triển kinh tế hợp tác, theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, phải có chính sách kéo các doanh nghiệp về khu vực nông thôn. Có doanh nghiệp chống lưng, gắn với hợp tác xã thì mới phát triển được, HTX cũng cần doanh nghiệp làm đầu ra, HTX cũng cần doanh nghiệp để hình thành chuỗi giá trị.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, mặc dù nhà nước đã ban hành nhiều chính sách để thúc đẩy, hỗ trợ mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã, nhưng thực tế công tác triển khai các chính sách còn nhiều hạn chế, nhiều chính sách chưa được thực hiện như chính sách giao đất, xây dựng kết cấu hạ tầng, chính sách hỗ trợ sản phẩm.
Bỏ công việc lương cao ở Tp.HCM về quê làm giàu từ trang trại, anh Võ Ngọc Sơn (xã Đại Minh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) đã tạo dựng được mô hình chăn nuôi gà và heo (lợn) giống, mang lại hiệu quả kinh tế cao, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương.

End of content

Không có tin nào tiếp theo