Tìm kiếm: tổng-cầu
Do đại dịch COVID-19, năm 2021 là một năm có nhiều khó khăn với kinh tế Việt Nam song cũng là năm khẳng định bản lĩnh và khả năng chống chịu, sức sáng tạo Việt Nam trong chủ động, linh hoạt thích ứng, từng bước phục hồi các hoạt động kinh tế-xã hội trong bối cảnh bình thường mới.
Năm 2021, thêm một lần nữa các quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam phải đương đầu với những biến thể mới của virus SARS-CoV-2 với mức độ lây lan thần tốc và nguy hiểm hơn kéo theo các hệ lụy nền kinh tế suy giảm, hệ thống y tế, sức khỏe người dân bị đe dọa.
Ngày 13/12, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Toạ đàm với chủ đề “Sản xuất an toàn trong đại dịch”.
Để giảm áp lực lên tài khóa, cần thay đổi một số chính sách thuế trong thời gian 2 năm, trong đó, nghiên cứu khả năng tăng đánh thuế thu nhập cá nhân của người giàu để chia sẻ với người nghèo trong thời kỳ khó khăn.
Dẫn các số liệu thống kê chứng minh tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021, các chuyên gia kinh tế cho rằng Việt Nam cần kịp thời có chương trình hỗ trợ đủ lớn nếu không sẽ “lỡ nhịp” với xu hướng phục hồi kinh tế thế giới.
Chỉ số giá tiêu dùng trong 11 tháng năm 2021 chỉ tăng 1,84% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng thấp nhất 5 năm qua. Tuy nhiên, áp lực lạm phát trong năm 2022 là rất lớn do nguy cơ “nhập khẩu lạm phát” có xu hướng tăng cao và cầu kéo.
Hiện quy mô gói hỗ trợ phục hồi kinh tế vẫn chưa được quyết định. Trong bối cảnh sản xuất kinh doanh khó khăn, tổng cầu yếu, cần có gói hỗ trợ phục hồi kinh tế đủ lớn để kích thích nền kinh tế, đưa DN trở lại guồng máy sản xuất, kinh doanh trong trạng thái bình thường mới.
Ngày 12/11, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam công bố bản tin Cập nhật Tình hình Kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 11 năm 2021.
DNVN - Cho rằng dịch COVID-19 có thể kéo dài, Liên minh Minh bạch ngân sách (BTAP) kiến nghị Chính phủ cần xem xét các gói chính sách tài khóa để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi sau dịch. Theo đó, cần có phân tích đánh giá kỹ hơn về chi ngân sách nhà nước 2022, nhất là chi hỗ trợ doanh nghiệp.
Thu nhập giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch bệnh nên đa phần người tiêu dùng trong nước phải cắt giảm chi tiêu, thắt chặt hầu bao. Rõ ràng, muốn phục hồi kinh tế thì một trong những việc cần làm là kích cầu sức mua ở thị trường nội địa, đây cũng là "liều thuốc" giúp nhiều ngành kinh tế trong nước bật dậy nhanh nhất.
Việt Nam đã triển khai nhanh chóng và quyết liệt chiến lược tiêm chủng; đây là tín hiệu tích cực cho thấy những khó khăn do đại dịch gây ra sẽ có thể vượt qua, Việt Nam sẽ tiếp tục vững bước trên con đường trở thành đầu tàu kinh tế của khu vực.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh điều này và cho rằng, do Việt Nam đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh và từng bước mở cửa nền kinh tế.
DNVN - Đây là điểm sáng được Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đưa ra tại buổi Tọa đàm “Báo cáo Kinh tế Vĩ mô quý III năm 2021” vào chiều 20/10.
Chiều ngày 13/10, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự và chủ trì Hội thảo phát triển địa phương với chủ đề "Phục hồi kinh tế, thích ứng linh hoạt an toàn với đại dịch COVID-19: Khắc phục đứt gãy kinh tế, tăng cường kết nối giữa các địa phương".
Chiều 13/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự, chủ trì hội thảo 'Phát triển địa phương: Phục hồi kinh tế, thích ứng linh hoạt, an toàn với đại dịch COVID-19; khắc phục đứt gãy kinh tế, tăng cường kết nối giữ các địa phương.
End of content
Không có tin nào tiếp theo