Tìm kiếm: usd-giảm

Từ những tác động nặng nề của đại dịch COVID-19 đến ngành hàng nông lâm thủy sản thì việc xem xét, đề xuất thêm các chính sách để hỗ trợ cho việc tiêu thụ, xuất khẩu nông sản là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Điều này được ví như “liều thuốc” để đối phó với các bất trắc từ đại dịch.
DNVN - Dịch COVID-19 làm thay đổi xu hướng tiêu dùng thủy sản của Liên minh châu Âu (EU). Theo đó, sản phẩm thủy sản tươi sống, sản phẩm thủy sản có trị giá cao có nhu cầu giảm mạnh, thủy sản sơ chế đông lạnh, dễ chế biến tại nhà và thủy sản đóng hộp tăng mạnh do tính tiện dụng trong bối cảnh phải giãn cách xã hội.
DNVN – Dưới tác động của dịch bệnh COVID-19 đã làm cho hoạt động sản xuất, thu hoạch, lưu thông, tiêu thụ nông sản tại nhiều địa phương gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, COVID-19 cũng làm đứt gãy các chuỗi sản xuất, gây ùn ứ nông sản ở nhiều nơi. Từ đó, làm cho tình hình xuất khẩu nông sản của nước ta gặp nhiều khó khăn cần được tháo gỡ.
DNVN - Trong 8 tháng đầu năm 2021, mặc dù chịu sự tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 nhưng tổng giá trị nhập khẩu nông sản từ Hoa Kỳ vẫn đạt 2,6 tỷ USD, tăng 16,4% và đặc biệt giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt mức tăng trưởng ấn tượng, đạt 9,3 tỷ USD, tăng 47,1% so với cùng kỳ 2020.
DNVN - Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, khó khăn thực sự trong xuất khẩu chỉ xuất hiện vào tháng 8, khi nhiều tỉnh, thành giãn cách xã hội chặt chẽ hơn khiến ách tắc phát sinh tại tất cả các khâu của chuỗi cung ứng nông thủy sản. Trong khi nhu cầu tiêu dùng đang phục hồi thì chúng ta lại đang tự gây phức tạp cho chính mình.
Khẳng định vai trò của địa phương là quyết định, Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương phải bảo đảm lưu thông hàng hóa thông suốt theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, không ban hành thêm các quy trình, thủ tục, giấy phép, gây khó khăn, cản trở lưu thông nhưng phải bảo đảm không để dịch bệnh lây lan qua hệ thống lưu thông hàng hóa.
Do tác động kéo dài của dịch COVID-19 đợt 4 nên hiện nay, nhiều lĩnh vực xuất khẩu chủ lực dường như đã trễ nhịp so với cơ hội thị trường khi mà nhu cầu hàng hóa trên thế giới đang trong xu hướng phục hồi trở lại. Do đó, tăng trưởng xuất khẩu trong các tháng cuối năm sẽ phụ thuộc rất lớn vào kết quả của việc kiểm soát dịch bệnh.
Trên cơ sở tình hình xuất khẩu những tháng đầu năm, trường hợp dịch bệnh được kiểm soát, hoạt động sản xuất khôi phục trở lại, theo Bộ Công Thương, xuất khẩu năm 2021 ước đạt khoảng 313 tỷ USD, tăng khoảng 10,7% so với năm 2020, vượt mục tiêu Chính phủ giao (4 - 5%) và vượt mục tiêu Kế hoạch đề ra của Bộ Công Thương (4 - 5%).
DNVN - Nhóm nghiên cứu của các hiệp hội gỗ và Tổ chức Forest Trends đã đưa ra 2 kịch bản xuất khẩu ngành gỗ trong những tháng còn lại của năm 2021. Từ tháng 7/2021 các trung tâm chế biến gỗ lớn như Bình Dương, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Bình Định bị ảnh hưởng nặng nề do dịch COVID-19 bùng phát.

End of content

Không có tin nào tiếp theo