Tìm kiếm: vamc
Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, trong báo cáo thẩm tra hai dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật Thuế giá trị gia tăng, đã đồng ý miễn cả hai loại thuế này cho Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC).
Theo ông Tomoyuki Kimura, Giám đốc Quốc gia ADB, bong bóng bất động sản ở Việt Nam đã vỡ, hiện là quá trình thị trường đã lắng đọng xuống đáy và phải giải quyết các hậu quả của nó.
Triển vọng kinh tế năm 2013 không chỉ chịu tác động lớn từ lãi suất giảm mà còn từ xử lý nợ xấu để các ngân hàng thương mại (NHTM) có thêm thanh khoản, bơm vốn ra thị trường, các doanh nghiệp mới có cơ hội phục hồi và phát triển. Điều này phụ thuộc rất lớn vào tính khả thi của đề án thành lập Công ty Quản lý tài sản quốc gia (VAMC).
Dù chưa chính thức được thành lập, song Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) đã được đề nghị ưu đãi hơn một loại thuế.
Trước sự quan tâm của dư luận về Công ty Quản lý tài sản quốc gia (VAMC), TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhấn mạnh, sớm nhất cũng phải tới tháng 5/2013, VAMC mới ra đời.
Dự thảo nghị định thành lập và tổ chức Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) chưa được Chính phủ thông qua tại phiên họp Chính phủ hôm 29/3 là do “còn nhiều ý kiến nghi ngại về khả năng giải quyết nợ xấu của VAMC”, theo một quan chức của Bộ Tư pháp.
Chỉ có Chính phủ mới đủ lực tăng sức cầu cho nền kinh tế. Trong khi ngành Ngân hàng đang nỗ lực thực hiện giảm lãi suất, giảm khó khăn cho doanh nghiệp tiếp nhận vốn, nhưng một số ngành khác như xăng dầu, than điện… lại chủ trương tăng giá bán, mà nếu tăng dồn dập và cao quá… sẽ đẩy lạm phát tăng cao, từ đó cản trở quá trình giảm lãi suất...
Việc trích lập dự phòng rủi ro, hay thành lập Công ty Quản lý tài sản quốc gia (VAMC) không thể xử lý được nợ xấu, nếu các ngân hàng không bắt tay vào thanh lý tài sản đảm bảo.
“Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp nước ngoài đang nhân cơ hội đình đốn để bỏ tiền mua lại các tài sản rẻ của doanh nghiệp Việt Nam. Ngay cả thị trường cà phê, nước, bánh kẹo, vật dụng hàng ngày đều bị “ngoại hóa”... và thiếu đi bóng dáng của các doanh nghiệp Việt”, ông Trần Hoàng Ngân, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội, nêu quan điểm khi trao đổi với chúng tôi.
Lãnh đạo của nhiều ngân hàng cho rằng, để xử lý được nợ xấu không thể kỳ vọng quá nhiều vào Công ty Quản lý tài sản quốc gia (VAMC).
Chiều nay (8/4), Chính phủ sẽ tổ chức cuộc họp bàn về dự thảo nghị định về việc thành lập Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC), một định chế đang được kỳ vọng sẽ giúp giải quyết bài toán nợ xấu của nền kinh tế.
Tỉ giá bình quân liên ngân hàng tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước chủ động giữ ổn định ở mức 20.828 VND/USD. Song một số doanh nghiệp xuất khẩu lại nêu vấn đề điều chỉnh tỉ giá với Ngân hàng Nhà nước.
Trong một báo cáo vừa công bố, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (NFSC) cho rằng, tình hình hiện nay tạo dư địa cho việc giảm lãi suất huy động xuống 7%/năm, lãi suất cho vay xuống 10%năm.
Xung quanh việc ra đời của Công ty mua bán nợ quốc gia (VAMC) với mục đích xử lý nợ xấu; chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính (người thành lập Ngân hàng First Vietnamese-American Bank ngân hàng người Việt đầu tiên tại Mỹ)
Các nhà nghiên cứu cho rằng, để xử lý nợ xấu, Việt Nam không nên theo đuổi một phương án ngắn hạn mà quy trình này cần được thực hiện theo từng bước bài bản, trên cơ sở kế thừa những kinh nghiệm quốc tế. Trong đó không thể thiếu những bước quan trọng gồm: Ghi nhận nợ xấu; Trích lập dự phòng rủi ro...
End of content
Không có tin nào tiếp theo