Tìm kiếm: xuất-chuồng
Anh Sa Lê chọn vài trăm con le le cho đẻ trứng. Thay vì đầu tư máy ấp trứng, anh bắt 70 con gà mái đẻ… ấp trứng le le. Nhờ cách làm này, anh Sa Lê tiết kiệm chi phí, thời gian ấp trứng và bỏ túi bạc tỷ mỗi năm.
Sau khi trộn cám với xác mì (sắn) cho đàn vịt 1.500 con ăn để chờ xuất bán, khoảng hơn 2 tiếng sau, ông Chín ra thăm thì “chết đứng” khi thấy đàn vịt lăn đùng ra chết như ngả rạ.
Vợ chồng ông Đỗ Xuân Sơn ở đội 4, xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên, đã gần 60 tuổi, nhưng vẫn thu đều 40 triệu đồng mỗi tháng, nhờ chăn nuôi ngan Pháp.
Là giáo viên về hưu, bà Thái Kim Hoa đã tận dụng diện tích 50m2 đất sau nhà để nuôi dế, mang lại lợi nhuận 20 triệu đồng/tháng, cao gấp ba, bốn lần so với chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Địa hình đồi núi, thoáng mát tại xã Hương Nhượng, huyện Lạc Sơn (Hòa Bình) thuận lợi cho người dân phát triển chăn nuôi gà nuôi thả tự nhiên. Điển hình là HTX Hương Nhượng, được thành lập và đi vào hoạt động hơn 1 năm qua, đã đem lại thành công bước đầu cho mô hình nuôi gà đồi.
Bằng tâm huyết và áp dụng đúng kỹ thuật, đến nay, số lượng đàn vịt trời của ông đã tăng lên đến gần 7.000 con gồm vịt trời giống, vịt đẻ và vịt bán thương phẩm.
Hiện nay nguồn cung thịt lợn vẫn đang vượt so với nhu cầu và giá lợn chỉ thấp xung quanh khoảng 29.000-32.000 đồng/kg. Trong khi đó thị trường nhập khẩu chính là Trung Quốc thì đang tăng mạnh nguồn cung nội địa.
Anh Nguyễn Văn Sáng ở thôn Phước Tiến, xã Tân Phước, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận thử nghiệm thành công mô hình nuôi vịt cánh trắng trên sàn, hạn chế dịch bệnh, lợi nhuận 100 triệu đồng/năm. Cách làm này đã mở ra hướng chăn nuôi mới đảm bảo an toàn sinh học, đảm bảo vệ sinh môi trường...
Chú Nguyễn Thái (ấp Bình Điền, xã Bình Ninh – Tam Bình, Vĩnh Long) là nông dân giỏi, bởi mô hình nuôi dê thịt nhốt chuồng đạt hiệu quả kinh tế cao.
GreenFeed Việt Nam sở hữu từ con giống, thức ăn chăn nuôi, trang trại đạt tiêu chuẩn quốc tế đến chuỗi cửa hàng bao tiêu thịt heo sạch.
Với việc sở hữu đàn chim trĩ lên đến 5.000 con, một năm anh Thiện thu về số lãi hơn 2 tỷ đồng.
Đó là mô hình của ông Phạm Văn Lợi, khu vực Bình Yên A, phường Long Hòa, quận Bình Thủy và chị Nguyễn Thị Cậy, khu vực 7, phường Hưng Phú, quận Cái Răng. Tận dụng 70m2 đất trống sau nhà, ông Lợi nuôi dê nhốt chuồng, thu nhập trên 100 triệu đồng/ năm. Còn chị Cậy, từng thất bại khi đợt con giống chồn hương đầu tiên chết sạch, đến giờ, thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.
Trang trại nuôi chồn hương của bà Nguyễn Thị Cậy - ngụ khu vực 1 (phường Hưng Phú, quận Cái Răng, TP.Cần Thơ) - nuôi gần 40 con chồn hương, mỗi năm bán con giống và chồn thịt thu nhập gần 280 triệu đồng sau khi trừ chi phí...
Sau gần 3 năm chuyển sang nuôi thỏ trắng Newzeland, anh Bùi Văn Hậu ở xóm Biệng (xã Quyết Chiến, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình) đã trở thành triệu phú của bản. Anh cho biết: Nuôi thỏ cần ít vốn, cho thu nhập nhanh lại dễ bán.
Trong khi giá thịt lợn trên thị trường giảm sâu, đầu ra bấp bênh khiến nhiều hộ chăn nuôi lo lắng thì những con lợn rừng của anh Hoàng Văn Thuận, xóm Quê Sụ, xã Cao Răm (Lương Sơn) vẫn xuất chuồng đều đặn. Chẳng những không rớt giá, mô hình nuôi lợn rừng đem lại cho anh Thuận thu nhập từ 500-600 triệu đồng/năm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo