Tìm kiếm: xuất-khẩu-giảm
20 năm qua, lĩnh vực xuất khẩu gạo đã phác thảo nên những điểm sáng cho bức tranh kinh tế của Việt Nam. Theo nhận định của giới chuyên gia nước ngoài, tăng trưởng xuất khẩu gạo trong 20 năm qua thực sự là điều kỳ diệu ở Việt Nam. Song, đằng sau điều kỳ diệu ấy, đã bộc lộ vô vàn các vướng mắc mà ngành lúa gạo đang gặp phải. Điều đáng buồn là khi giá gạo tăng hay giảm thì người nông dân - chủ thể làm ra hạt gao lại đều phải chịu thiệt.
Gạo liên tục giảm giá, cá tra mất thị trường, cà phê gặp hạn nặng… những thế mạnh của nông nghiệp Việt Nam đang yếu đi rõ rệt.
Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia bày tỏ sự quan ngại trong việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5,5% trong năm nay do tổng cầu của nền kinh tế quá yếu.
Xuất, nhập siêu là một nội dung quan trọng của cân đối kinh tế vĩ mô. Điều dễ nhận thấy là sau 7 tháng cuối năm 2012 và 2 tháng đầu năm 2013 liên tục xuất siêu, từ tháng 3 đến nay Việt Nam đã chuyển sang nhập siêu.
Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) mới đây đã có đề xuất về việc tăng giá than bán cho điện. Nếu đề xuất này của Vinacomin được Chính phủ đồng ý, cùng với việc xăng dầu vừa tăng giá cách đây chưa lâu, sẽ là những yếu tố cộng hưởng để điện có lý do đòi tăng giá.
Với 482 triệu USD xuất siêu trong quý I này, nền kinh tế đã có bước khởi động suôn sẻ, tạo đòn bẩy “tâm lý” quan trọng trên lộ trình hiện thực hóa các mục tiêu đề ra trong năm kế hoạch 2013.
Hai tháng đầu năm 2013, cả nước xuất siêu 1,68 tỷ USD, cao hơn gấp đôi mức xuất siêu của cả năm 2012. Như vậy, sau nhiều năm nhập siêu, trong năm 2012 và tiếp nối hai tháng đầu năm, Việt Nam bắt đầu xuất siêu. Tuy nhiên, đây có thực sự là điều đáng mừng hay đang ẩn chứa bất ổn gì trong hoạt động sản xuất, xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước? Giải pháp nào để có thể xuất siêu bền vững?
Vài năm gần đây, Trung Quốc nổi lên như một thị trường nhập khẩu tiềm năng của các mặt hàng nông sản của Việt Nam. Tuy nhiên, khi xuất qua đây doanh nghiệp nên chú trọng vấn đề hợp đồng giao dịch, thanh toán để tránh “mất cả chì lẫn chài”.
Vốn chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất, bên cạnh sự sụt giảm nhu cầu tiêu thụ của thị trường và những bất cập nội tại - là những nguyên nhân khiến xuất khẩu cá tra không đạt được kết quả như mong đợi, nông dân nuôi cá và doanh nghiệp thua lỗ.
Theo công bố của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1 năm nay tăng 1,25%, cao thứ tư so với CPI cùng kỳ kể từ năm 2004 đến nay, cao hơn CPI của tháng 1/2012 (1%). Mặc dù mức tăng này chưa đáng lo ngại, song không thể chủ quan, lơ là với lạm phát trong thời gian tới.
Tỷ giá năm 2013 sẽ khó có khả năng biến động khi Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giữ ổn định tỷ giá, điều hành linh hoạt.
So với mức dự tính khoảng 5,2-5,5% trước đó của Chính phủ, con số của Tổng cục thống kê quốc gia đưa ra thấp hơn đáng kể. GDP tăng thấp trong bối cảnh điều kiện kinh tế toàn cầu khó khăn, sức khỏe doanh nghiệp yếu.
Từng là một đầu tàu tăng trưởng đáng nể tại châu Á, GDP của Việt Nam đã giảm đi đáng kể trong vài năm qua, phần lớn nguyên nhân xuất phát từ nội tại. Điều cần nhất hiện nay là phải có những bước đi cụ thể để nâng cao hiệu quả nền kinh tế.
Văn phòng Bộ Công Thương cho biết, tình hình xuất khẩu của cả nước đang có những dấu hiệu khả quan khi kim ngạch tháng 10/2012 đạt 9,9 tỷ USD, tăng 4,4% so với tháng 9/2012 và tăng 17,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Dự thảo quy định ân hạn nộp thuế nhập khẩu khi có bảo lãnh của tổ chức tín dụng của Bộ Tài chính tuy chưa chính thức được ban hành nhưng đã khiến các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu hết sức lo ngại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo