Tìm kiếm: ùn-ứ
Năm 2022, Bộ Công Thương đặt mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng từ 6-8% dựa trên nhu cầu với hàng hóa xuất khẩu trên thị trường thế giới sẽ tiếp tục tăng. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 có thể khiến mọi con số dự báothay đổi, vì vậy sự nỗ lực của các doanh nghiệp, cơ quan chức năng trong việc phát triển thị trường là rất quan trọng.
DNVN - Trong bối cảnh tiêu thụ thanh long gặp khó do phía Trung Quốc siết chặt công tác phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và UBND các tỉnh vùng trồng thanh long phối hợp triển khai một loạt giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ thanh long.
DNVN - UBND TP Cần Thơ khuyến cáo các doanh nghiệp cân nhắc, hạn chế đưa xe hàng xuất khẩu lên các cửa khẩu biên giới phía Bắc trong thời gian hiện nay để hạn chế phát sinh tăng thời gian, chi phí cho người dân
DNVN - Để giảm áp lực cho các cửa khẩu, lối mở biên giới đường bộ tại Lạng Sơn và Quảng Ninh trong thời gian tới, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản khuyến cáo các tỉnh tạm thời dừng đưa hàng hoá lên cửa khẩu biên giới và chủ động nắm bắt thông tin để điều tiết hợp lý lượng nông sản xuất khẩu.
DNVN - TS Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản, Bộ NN-PTNT dự báo Trung Quốc có thể tăng biện pháp kiểm dịch bệnh, làm chậm tiến độ xuất khẩu, gây ùn ứ nông sản trong thời gian tới.
Thị trường trong nước bước vào mùa mua sắm cuối năm được xem là cơ hội để nông sản khó xuất khẩu có thể được tiêu thụ.
Chỉ còn 1 tháng nữa là Tết Nguyên đán Nhâm Dần, với nhiều người nông dân, thời điểm này là bao tất bật, hối hả của vụ Tết xen lẫn nhiều nỗi lo sau 1 năm dịch bệnh.
Năm 2021, Việt Nam và thế giới chao đảo vì những biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Và khó khăn chính là phép thử để bộc lộ sự sáng suốt và bản lĩnh.
Xuất nhập khẩu, chứng khoán, bất động sản... được xem là những điểm nhấn lớn nhất của kinh tế Việt Nam năm 2021.
DNVN - Chỉ sau 1 ngày triển khai chiến dịch hỗ trợ tiêu thụ “Nông sản tắc biên” đã có hơn 15 tấn thanh long Bình Thuận được bán ra trên nền tảng Cuccu.vn. Quay đầu từ biên giới về tiêu thụ tại thị trường trong nước là lối thoát duy nhất cho hơn 15.000 tấn nông sản đang “mắc kẹt” ở các cửa khẩu Lạng Sơn, Quảng Ninh khi Trung Quốc đột ngột cấm biên.
Trong vòng 1 tháng tới kể từ ngày 29/12, Trung Quốc sẽ dừng nhập khẩu thanh long từ các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn, vì phát hiện virus SARS-CoV-2 trên 3 lô hàng.
Tại các địa phương chuyên canh trồng nông sản Tết như cam, bưởi, nhiều nhà vườn đang sẵn sàng cho ra thị trường những sản phẩm chất lượng.
Nguồn cung nông sản phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 đã sẵn sàng, với sản lượng gạo, thịt, trứng, thủy sản... tăng mạnh so với năm ngoái. Song, vấn đề đáng lo nhất hiện nay là thị trường tiêu thụ, nhất là khi thông tin về việc thông quan xuất khẩu sang Trung Quốc bằng đường bộ vào sắp tới chưa rõ ràng.
Sự việc ách tắc hàng hoá, nông sản tại các cửa khẩu phía Bắc lại một lần nữa cho thấy khó khăn của đầu ra cho nông sản. Để giải quyết vấn đề này, việc các HTX, doanh nghiệp cần chú trọng đến sơ chế, bảo quản là điều hết sức cần thiết. Bên cạnh đó cũng cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng để có thể tận dụng thị trường tiềm năng như Trung Quốc.
Trước tình trạng ùn ứ tại các cửa khẩu, nhiều xe đã quay đầu tìm đường tiêu thụ hàng trong nội địa. Một chợ mít tự phát đã mọc lên bên đường quốc lộ lên cửa khẩu Hữu Nghị.
End of content
Không có tin nào tiếp theo