Tìm kiếm: Đồng-bào

Lễ hội được tổ chức nhằm tạ ơn các vị Yang, và anh em, bạn bè, buôn làng đã góp công sức, của cải của mình để giúp đỡ gia chủ dựng xong ngôi nhà mới khang trang đẹp đẽ, đồng thời cầu mong các vị Yang che chở cho ngôi nhà được bền lâu, gia đình mạnh khỏe, con cháu sinh ra được trưởng thành, làm ăn gặp nhiều may mắn, mùa màng bội thu…
Cùng với việc sáng tạo ra những bộ trang phục truyền thống cầu kỳ, lạ mắt, hát Páo dung là nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu của đồng bào dân tộc Dao ở Văn Yên (Yên Bái), là phương tiện chuyển tải những tâm tư, tình cảm và ước muốn của người Dao trong cuộc sống thường ngày.
Đối với cộng động dân tộc Chăm Is Lam tỉnh An Giang, khi cất ngôi nhà mới thì việc dựng cột rất quan trọng. Khi dựng cột nhà, gia chủ chọn ngày mà gia chủ cảm thấy thuận lợi nhất chứ không chọn ngày lành tháng tốt như người Kinh hoặc một số dân tộc khác. Đến ngày dựng cột nhà, khoảng 6 hoặc 7 giờ sáng gia chủ mời một số thanh nhiên to khỏe và ông I mầm - đại diện ban giáo cả đến nơi cất nhà.
Đồng bào Mông rất coi trọng dòng họ gồm những người có chung tổ tiên. Người Mông có nghi lễ cúng dòng họ vào dịp cuối năm để cầu xin thần linh phù hộ cho các thành viên trong dòng họ và bản làng khỏe mạnh, mùa màng được tốt tươi, chăn nuôi phát triển, cuộc sống ấm no, hạnh phúc…
Văn hóa Mường là một nền văn hóa đã sớm khẳng định bản sắc riêng, qua lối sống, nếp sống và phong tục tập quán, tín ngưỡng truyền thống. Trong đó tục cưới xin của người Mường ở Hòa Bình là một nét văn hóa đặc sắc, có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành, phát triển gia đình, dòng tộc dân tộc Mường qua hàng nghìn năm lịch sử.
Hàng năm, tại các buôn làng của đồng bào dân tộc Xơ Đăng diễn ra rất nhiều các hoạt động văn hóa như lễ hội, lế tế trời đất… trong đó nổi bật nhất là Lễ mừng lúa mới. Với nhiều hoạt động cộng đồng đặc sắc, lễ hội là dịp để bà con tạ ơn trời đất, cầu cho một vụ mùa bội thu, lúa ngô đầy kho, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

End of content

Không có tin nào tiếp theo