Tìm kiếm: đàn-gà
HTX Chăn nuôi và Thủy sản Gò Công là đơn vị đầu tiên của tỉnh Tiền Giang xây dựng thành công mô hình chăn nuôi theo chuỗi giá trị, với sản phẩm gà ta Gò Công – giống gà đặc sản của địa phương.
Như con chim sợ cành cong, một năm sau “bão” dịch, nhiều người nuôi lợn ở Hưng Yên vẫn để trống chuồng trại hoặc chuyển sang chăn nuôi gà.
Mấy con gà trống lực lưỡng vỗ cánh bồm bộp, oai vệ. Gần đó là những con gà mái mơ gọi nhau lúc cúc, nhẩn nha chờ giờ đẻ. Đó là trang trại chăn nuôi gà bố mẹ của gia đình chị Hoàng Thị Chinh, xóm Cầu Sơn, xã Trung Thành (T.X Phổ Yên).
Hà Lâu (Tiên Yên - Quảng Ninh) là một trong những xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn và được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước theo diện 135. Nắm bắt được điều này, thời gian qua, xã đã tập trung mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội với mong muốn đưa xã thoát nghèo trong thời gian không xa.
Dịch cúm A/H5N6 trên đàn gia cầm đã xuất hiện tại một số tỉnh, thành. Công tác phòng, chống dịch đang được triển khai tại các địa phương này.
Chị Đặng Thị Bích Vân là người chịu khó tìm tòi, học hỏi những mô hình sản xuất (ở thôn 2, xã Hòa Phong, huyện Krông Bông) đã mạnh dạn thử nghiệm và thành công với mô hình đa cây, đa con trong trang trại rộng 2 ha của gia đình. Đặc biệt, gần đây chị đã triển khai nuôi gà bằng ấu trùng ruồi lính đen mang lại hiệu quả cao.
Năm 2016, anh Hoàng Minh Chiến (ở thôn Tân Hưng, xã Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột) bắt tay vào xây dựng trang trại nuôi gà ác đẻ trứng. Anh nhận thấy gà ác là vật nuôi dễ tính, tỷ lệ rủi ro thấp, tiêu tốn thức ăn ít... và trên hết trứng của gà ác được coi là thực phẩm bổ dưỡng, được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Sau 70 ngày, 30.000 con gà được nuôi trong điều kiện nhiệt độ mát mẻ, được nghe nhạc thường xuyên đã mang về cho anh Phan Thanh Cẩn 250 triệu đồng tiền lãi. Sau 2 đợt thả nuôi thắng lớn, anh Cẩn tiếp tục thả nuôi đợt thứ 3 với quyết tâm kiếm tiền tỷ mỗi năm từ mô hình chăn nuôi gà khép kín.
Loại gà khổng lồ tên Brahma có lông màu trắng phủ tới tận ngón chân, riêng lông cổ lại màu đen, đang được giới nuôi gà lùng sục từ Bắc chí Nam. Song, nhiều người vẫn không thể mua nổi dù sẵn sàng bỏ ra 25-35 triệu đồng để sở hữu một cặp gà này.
Sau những đợt tham gia tập huấn mô hình, ông Trần Văn Mười – Chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Khương (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) đã mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi gà lai thả vườn. Với mô hình này đã giúp ông có thu nhập 100 triệu đồng/năm.
Dù chưa đến Tết nhưng hơn 2000 con gà H’Mông và 200 con gà Mây của trang trại anh Trương Tiến Hải (phường Quảng Thành, TP Thanh Hóa) đã có khách đặt mua hết từ cả tháng trước.
Hiện nay, một số địa phương ở Lâm Đồng đang lựa chọn mô hình nuôi gà ta thả vườn theo hướng an toàn sinh học để phát triển kinh tế, bước đầu mô hình đã mang lại hiệu quả cao giúp nhiều nông hộ trên địa bàn thoát nghèo.
Rời ghế nhà trường phổ thông, chàng thanh niên người dân tộc Mường - Lê Văn Hán, ở xã Quang Hiến, huyện miền núi Lang Chánh (Thanh Hóa) chọn cho mình con đường vào công ty chăn nuôi làm việc. Sau nhiều năm lăn lộn với thương trường, anh đã quyết định quay về quê lập nghiệp bằng mô hình chăn nuôi gà dưới đệm lót sinh học.
Gà thảo dược được nuôi từ những loại cây thuốc quý có giá bán dao động từ 200-400 nghìn đồng/ kg. Gần Tết nhiều đại gia không tiếc tiền chi hàng chục triệu mua gà thảo dược với số lượng lớn về ăn dần.
Từng được trưng bày tại Lễ hội hoa dã quỳ, loài gà lông ngược ở làng Kụm (xã Đak Tơ Ver, tỉnh Gia Lai) thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người. Đặc biệt, vì đây là loại gà hàng hiếm và “độc đáo” nên người dân bản địa không bán với bất cứ giá nào.
End of content
Không có tin nào tiếp theo