Tìm kiếm: đăk-lăk

Với suy nghĩ chỉ có sản xuất hữu cơ, tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch, phục vụ sức khỏe người tiêu dùng gắn với bảo vệ môi trường mới đem lại sự phát triển bền vững cho nông nghiệp, ông Phan Đình Xuân ( ở huyện Ea Kar, tỉnh Đăk Lăk) đã trở thành người tiên phong truyền cảm hứng cho nông dân hướng đến nền sản xuất nông nghiệp sạch trên vùng đất khó.
Từ khi HTX Dịch vụ nông nghiệp Phú Khang (xã Ea Kiết, huyện Cư M'gar, tỉnh Đăk Lăk) ra đời, một số nông dân trong vùng cũng mạnh dạn chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng dâu, nuôi tằm và liên kết bán kén cho HTX, dần hình thành chuỗi sản xuất - tiêu thụ chặt chẽ trong nghề trồng dâu nuôi tằm ở Ea Kiết.
Trước sự rớt giá của cà phê, nông sản, ông Y Căl Êban - Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Công bằng Ea Kmat Hòa Đông (huyện Krông Pắc, tỉnh Đăk Lăk) đã nghiên cứu quy trình trồng cà phê hiện đại trên thế giới, áp dụng vào lối canh tác của đồng bào Êđê để nâng cao mức sống cho thành viên.
Là người tiên phong trong việc phát triển mô hình trồng nấm rơm ở Ya Tờ Mốt (huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk), sau khi được tham quan mô hình trồng nấm ở huyện Krông Ana, anh Nguyễn Quốc Cường nhận thấy địa phương mình có nguồn rơm rạ dồi dào nên đã quyết định chọn trồng nấm rơm trong nhà để khởi nghiệp.
Vốn ở Cao Bằng vào lập nghiệp tại thôn 14, xã Ea Pil (huyện M'Đrắk, tỉnh Đăk Lăk) từ đầu những năm 1990, nhiều năm khai hoang, sản xuất, đến nay, anh Hoàng Biên Phòng - Giám đốc HTX Thương mại và Dịch vụ nông nghiệp thanh niên Trường Thịnh đã có 20ha đất sản xuất, trong đó có 15ha đất trồng cao su, 1,5ha nhãn, ruộng lúa 2ha và 1ha đào ao thả cá.
Hơn 20 năm trước, bà M'Lop (dân tộc Ba Na ở xã Glar, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai) đã lên ý tưởng khởi nghiệp, khôi phục lại nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào mình. Với tâm huyết của bà, năm 2006, HTX Nông nghiệp và dệt thổ cẩm xã Glar ra đời, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc bao đời của các hộ gia đình đồng bào Ba Na.

End of content

Không có tin nào tiếp theo