Tìm kiếm: đảo-nợ
Với tốc độ xử lý hiện nay, có lẽ chẳng cần phải hết năm 2014 hay tới 2015, mà chỉ trong đầu năm tới, nợ xấu sẽ không còn là mối lo ngại đối với nền kinh tế (!).
Nợ xấu do NHNN thống kê vẫn lớn hơn con số các ngân hàng thương mại công bố. Con số này tại các ngân hàng bùng nổ vào cuối năm đã cho thấy bản chất nợ xấu vẫn còn xấu và bị che giấu.
“Nợ công liệu có đang mất an toàn?” đang được giới chuyên môn cho là câu hỏi rất chính đáng trong bối cảnh bội chi ngân sách nhà nước được chấp nhận nới đến 5,3% GDP và sẽ có 17.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ được phát hành thêm trong ba năm tới.
"Ngân hàng nhà nước phải chịu trách nhiệm. Ngân hàng nhà nước đừng đi buôn vàng nữa mà phải giám sát tình hình tài chính tiền tệ theo hướng làm thế nào cho các ngân hàng thương mại theo đúng nghĩa kinh doanh tiền tệ để phục vụ cho các dự án hiệu quả hoặc các doanh nghiệp đang gặp khó khăn cần vốn kinh doanh”.
Những cổ đông trót làm xiếc lấy tiền từ cấp tín dụng để sở hữu chéo sang ngân hàng khác đang phải căng mình vì cả núi tiền lãi do ngân hàng lỗ nặng. Có ý kiến cho rằng, cần phải nhanh chóng ép các cổ đông có dòng tiền “lởm” tất toán những hợp đồng tín dụng ảo để đưa bảng cân đối tài sản ngân hàng về trạng thái lành mạnh hơn.
Uớc tính đến hết năm 2012, tổng nợ công của Việt Nam khoảng 55,4% GDP. Tuy nhiên nếu tính cả khoản nợ nước ngoài của khu vực doanh nghiệp (chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước - DNNN) không được Chính phủ bảo lãnh, nợ bằng trái phiếu trong nước không được Chính phủ bảo lãnh khác của DNNN thì nợ công của Việt Nam có thể lên đến khoảng 95% GDP, vượt xa ngưỡng an toàn (60% GDP).
“Đến bao giờ bữa cơm của các cháu học sinh ở Tây Bắc có thịt và không còn phải học trong những cái chuồng? Đến bao giờ những cô giáo ở miền Tây Thanh Hóa không phải mời khách bằng những con nòng nọc? Làm sao để không còn những nữ sinh phải tìm đến cái chết vì quá nghèo, không có được 1 triệu đồng để nộp phạt vì vi phạm luật giao thông như ở Tây Nguyên? Làm sao để không còn những phụ nữ quyên sinh để cho gia đình có được sổ hộ nghèo như ở miền Tây Nam Bộ?”.
Khá ngẫu nhiên, hàng loạt “ông lớn” nhà nước đồng loạt “trình bày” những khó khăn thậm chí sai phạm. Và càng trùng hợp hơn nó diễn ra trước kỳ họp Quốc hội khiến cho vẫn đề chưa bao giỡ cũ lại trở nên nóng.
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo (số 243/TB-VPCP) kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp về tình hình sản xuất kinh doanh và triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).
Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Dương Anh Điền cho biết, sẽ xử lý nghiêm những cán bộ hành doanh nghiệp (DN), cũng như lập đường dây nóng để tiếp nhận kiến nghị của DN, nhằm giải quyết kịp thời.
Không phải ngẫu nhiên, trước nhiều tín hiệu của nền kinh tế đã khiến một số chuyên gia kinh tế lo ngại về nguy cơ giảm phát. Theo TS. Nguyễn Đức Độ, Viện Kinh tế Tài chính (Học viện Tài chính), đã đến lúc Việt Nam cần nghĩ tới nguy cơ này và một gói nới lỏng định lượng cho nền kinh tế.
Mới đây, tại phiên họp Chính phủ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, dù công ty quản lý tài sản chưa ra đời nhưng bằng các biện pháp trong thời gian qua, nợ xấu đã giảm được 2%. Nghĩa là nợ xấu đã giảm từ khoảng 8% xuống 6%.
Ngân hàng Nhà nước đã thành công trong việc hạ lãi suất trong năm 2012. Nhưng, mặt trái của tấm huy chương là một khoảng trống đáng lo ngại.
Sau TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, nhiều địa phương đã lên kế hoạch xin phát hành trái phiếu địa phương. Các chuyên gia cho rằng, việc phát hành ồ ạt này cần kiểm soát kỹ, nếu không sẽ xảy ra tình trạng nợ xấu như của ngân hàng.
Điểm mấu chốt quyết định sự phát triển của kinh tế Việt Nam năm 2013 là có xử lý được nợ xấu hay không và nguồn tiền xử lý nợ xấu lấy từ đâu. Một số chuyên gia cho rằng, để xử lý nợ xấu hàng trăm ngàn tỷ, Việt Nam có thể tận dụng nguồn vốn ngoại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo