Tìm kiếm: đất-trống

Giữa những triền đồi xanh ngát vườn cây ăn quả, có một khu rừng sưa đỏ rộng chừng 2 ha của lão nông Lèo Văn Châu, sinh năm 1959, ở bản Mòn (xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La), khiến bất cứ ai đặt chân tới cũng trầm trồ ngạc nhiên. Khu vườn đã khiến cho mảnh đất thanh vắng trở nên nhộn nhịp người ra vào chiêm ngưỡng, gạ mua.
Từ một thạc sỹ làm giảng viên tại trường đại học Hồng Đức Thanh Hóa nhưng anh Trương Tiến Hải (ở phường Quảng Thanh, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) đã từ bỏ công việc mà bao người mơ ước để về quê nuôi ước mơ thuần phục, bảo tồn và phát triển những vật nuôi đặc sản từng "tiến vua" ở Thanh Hóa.
Ông Nguyễn Văn Bảy, ngụ ấp Tân An, xã Tân Hiệp B, huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) làm chuồng hình lục giác cao 10m để dụ đàn dơi về. Ông Bảy cho biết, từ ngày nuôi dơi, gia đình ông lợi đủ đường, phân dơi bón ruộng, còn dư thì bán. Theo ông Bảy, làm chuồng nuôi con ngủ ngày "cày" đêm như dơi không tốn 1 đồng tiền mua thức ăn cho chúng.
Với hơn 2.000 cây bơ giống 034 trồng xen canh cà phê và chè, cùng với việc bán giống bơ, gia đình ông Nguyễn Văn Dậu (51 tuổi, ngụ tổ 1, thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) đã có thu nhập gần 6 tỷ đồng/năm. Điều đặc biệt, giống bơ 034 này ông Dậu lấy giống từ cây bơ đầu dòng độc nhất vô nhị-cây bơ "mồ côi".
Thay vì mang gà bán cho thương lái, anh Nguyễn Văn Thành (ngụ xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang) lại dọn dẹp miếng rẫy chỉ vài công đất nuôi gà rừng, trồng chuối, trồng xoài...Rồi anh tự mở quán chuyên phục vụ các món ăn chế biến từ gà rừng để phục vụ du khách chinh phục đỉnh Ma Thiên Lãnh, du khách đến du lịch Hòn Sơn.
Nằm dọc trục đường chính đi vào trung tâm xã Chiềng Ngần, khu vườn xanh mướt với đủ loại cây trái của gia đình chị Cà Thị Ngắm (1990) và anh Cà Văn Hà (1989) luôn gây sự chú ý cho nhiều người. Nhờ biết cách trồng và chăm sóc các loại cây ăn quả, mà gia đình anh chị đã có của ăn của để, trở thành 1 trong những hộ khá giả ở xã Chiềng Ngần.

End of content

Không có tin nào tiếp theo