Tìm kiếm: đặc-sản-nức-tiếng
Bánh đậu xanh, vải thiều Thanh Hà, bánh gai Ninh Giang... là những đặc sản trứ danh ở vùng đất Hải Dương bạn không nên bỏ qua.
Cá thòi lòi là một trong những đặc sản nổi tiếng của vùng rừng ngập mặn Cà Mau, thêm một món ăn truyền thống ở đây được người dân lẫn khách du lịch yêu thích là ba khía. Ngoài ra còn các món đặc sản nhìn có phần kinh dị như: đuông chà là, chuột đồng, nhộng ong.
Chè bột lọc heo quay tạo ấn tượng với thực khách nhờ tên gọi. Đây là món chè kết hợp hương vị mặn, ngọt béo ngậy. Vỏ bột lọc mỏng bọc nhân thịt heo quay rim với nấm mèo kết hợp nước chè ngọt nhẹ, thơm mùi nếp, mang đến cảm giác khó tả khi thưởng thức.
Đến Bình Định, du khách không thể bỏ qua món bánh xèo tôm nhảy nức tiếng ở đây. Ngoài tôm, món bánh xèo này còn thêm phần hấp dẫn với nhân thịt bò. Bên cạnh đó còn có bánh xèo vỏ lại rất bình dị, dân dã. Tré, bánh hỏi lòng heo và bún rạm cũng là những món ăn phổ biến được nhiều người ưa chuộng.
Bạc Liêu từ lâu đã nổi tiếng gần xa với nền văn hóa ẩm thực phong phú. Nổi tiếng bậc nhất phải kể tới mắm chua không xương Vĩnh Hưng.
Bún mắm cua (còn gọi là bún cua thối) là đặc sản ở phố núi Pleiku, Gia Lai. Cách gọi bún cua thối của người dân địa phương giúp phân biệt với bún riêu cua hay các món cua khác, diễn tả thứ mùi khó ngửi đặc trưng của nước dùng chan bún được làm theo cách đặc biệt. Đến với phố núi Pleiku, bạn không thể không thưởng thức món ăn đặc sản này.
Bún chả, bún riêu, cao lầu... là những món ăn nổi tiếng ở Việt Nam được nhiều thực khách trong và ngoài nước yêu thích. Dưới đây là 10 món ăn được báo nước ngoài khen nức nở.
Chuyên trang du lịch The Culture Trip đã dành một bài viết giới thiệu với độc giả thế giới về 10 món bún nổi tiếng của Việt Nam, trong đó đặc sắc nhất là bún đậu mắm tôm. Phở cũng có trong danh sách này.
“Từ xưa giò trứng Nộn Khê/Trên mâm cỗ Tết thiếu thì kém sang”, món ăn đặc sản giò trứng từ xa xưa đã đi vào thơ ca của người dân làng Nộn Khê (huyện Yên Mô - Ninh Bình). Món quà quê bình dị, dân dã được dùng trong nhiều dịp quan trọng.
Cá chạch lấu là một loài cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao với chất lượng thịt thơm ngon, trở thành đặc sản nổi tiếng của vùng ĐBSCL. Cá chạch lấu ưa sống ở các khe đá, mỗi lần đẻ tối đa 4.500-7.500 trứng.
Nhiều người nghe đến gỏi lá ở Kon Tum thì nghĩ chắc là mấy loại rau sống cuốn chung với bún hay bánh tráng.
Theo lý giải của người dân huyện Yên Dũng (Bắc Giang), sở dĩ gọi là cua Da vì chúng có lớp da trên càng. Chân cua Da dài, 2 càng có lớp lông giống như rêu bám vào...Loài cua Da là sản vật ngon nức tiếng của đất Yên Dũng.
Lẩu thả phổ biến đến mức hầu như các bà nội trợ đều nấu món này cho gia đình vào dịp họp mặt, giỗ chạp...
Một trong những món ăn mà bạn nhất định phải thử khi đặt chân lên mảnh đất An Giang là cá leo nướng muối ớt thơm ngon, béo ngậy.
Nhắc đến các món ăn thời bao cấp là gợi về một thời gian khổ và đầy khó khăn. Tuy nhiên ngày nay, có một số món lại trở thành đặc sản được nhiều người ưa chuộng. Trên thực tế, các món ăn thuộc về quá khứ cũng có sức hấp dẫn đến từ những điều rất riêng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo