Tìm kiếm: đẽo-gọt

Nằm trơ trọi ở một bãi đất hoang thuộc bản Hiềng (xã Kỳ Tân, huyện Bá Thước, Thanh Hóa) là hàng trăm ngôi mộ cổ. Kỳ lạ là những “hòn mồ” trên các ngôi mộ này cao hàng mét. Ngay cả người dân nơi đây cũng không hề biết những ngôi mộ đá kia có nguồn gốc từ đâu và xuất hiện khi nào.
Cây nêu (gơơch) hay còn gọi là cột lễ không chỉ là một nghi cụ trong lễ cúng thần có đâm trâu mà còn là một công trình điêu khắc độc đáo, thể hiện sinh động các sinh hoạt đời sống cùng thế giới tinh thần, tâm linh phong phú của đồng bào Cor. Những đường chạm, khắc, tô màu tạo thành các dải hoa văn, hình vẽ đa dạng trên cây nêu thể hiện khá tập trung những nét đặc sắc trong nghệ thuật trang trí của một tộc người vốn có trình độ thẩm mỹ rất cao.
Tại làng Đại Hòa, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam có một ngôi nhà cổ tồn tại hơn 1 thế kỷ nay. Ít ai biết rằng, chủ nhân ngôi nhà đó xưa kia chính là nguyên mẫu cho nhân vật Bá Kiến trong tác phẩm văn học “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao - tác phẩm đã được xây dựng thành bộ phim điện ảnh nổi tiếng “Làng Vũ Đại ngày ấy”. Có điều lạ là qua 146 năm, ngôi nhà này đã chứng kiến những câu chuyện bí ẩn, kỳ lạ của 7 đời chủ nhân và đặc biệt là một vụ thảm án đau lòng 30 năm về trước…
Đồng bào dân tộc Cơ Ho sống ở vùng đất Nam Tây Nguyên từ lâu đã biết chế tác và sử dụng đàn đá. Trong đời sống, đàn đá của người Cơ Ho được trình tấu trong hầu hết trong các sinh hoạt tâm linh, trong các các lễ hội của cộng đồng.

End of content

Không có tin nào tiếp theo