Tìm kiếm: Ốc-bươu-vàng
Nhờ gây giống thành công, đến nay anh anh Châu Tấn Nghiên, ngụ ấp Long Hòa, xã Long Chữ, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh đăng sở hữu và chăm khoảng 5.000 con cà cuống-như cách nhiều người gọi là loài côn trùng "thơm lừng". Với nghề nuôi cà cuống, mỗi tháng anh Nghiên nhẹ nhàng thu về hơn 12 triệu đồng.
Những năm gần đây, nhiều đoàn viên thanh niên, nông dân ở các xã An Long, Phú Ninh, Phú Thành A và B, huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) đã tận dụng diện tích đất trống cạnh nhà xây hồ xi măng để nuôi lươn cho thu nhập cao.
Nếu gặp đúng ruộng nhiều ốc, mỗi gia đình có thể thu về 600.000 – 700.000 đồng/ngày từ việc bán ốc bươu vàng cho thương lái.
Dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao, lại phù hợp với điều kiện tự nhiên,… nên lươn được nhiều hộ dân ở huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp chọn nuôi để phát triển kinh tế gia đình trong những năm gần đây.
Lươn đồng là loài dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao, lại phù hợp với điều kiện tự nhiên ở vùng biên giới…Đây là những lý do chính để con lươn trở thành vật nuôi được nhiều hộ dân ở khu vực biên giới huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp chọn để phát triển kinh tế hộ gia đình trong thời gian qua.
Tận dụng những khoảng trống trong vườn hoặc khuôn viên xung quanh nhà, nhiều hộ dân xã Bình Thành, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đã xây bể xi măng, lót bạt thả nuôi lươn không bùn. Lươn nuôi không bùn trong bể xi măng lót bạt chỉ ăn cá tạp, ốc bươu vàng, sau 6 tháng nuôi nhiều hộ có lời 60 triệu đồng/lứa.
Học theo tư tưởng của Bác Hồ về “Làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người giàu thì giàu thêm”, anh Mai Văn Họp (xã Hiếu Nghĩa, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long) đã từng bước vươn lên làm giàu với mô hình chăn nuôi tổng hợp độc đáo (nuôi ba ba kết hợp với rắn ri voi).
Nuôi lươn không bùn trong bể lót bạt là mô hình cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với nuôi lươn truyền thống bởi chi phí đầu tư thấp, nhanh cho thu hoạch. Mô hình mang lại thu nhập khá cho nhiều hộ dân. Điển hình là hộ ông Nguyễn Văn Vĩnh, xã Hồ Tùng Mậu, huyện Ân Thi (Hưng Yên).
Sau nhiều năm trăn trở, tìm cách làm giàu, thoát khỏi cảnh túng thiếu…giờ đây chị Nguyễn Thị Thắng (ở xóm Ngọc Thành, xã miền núi Giang Sơn Đông, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An) đã thành công với mô hình nuôi ốc bươu đen sinh sản (hay còn gọi là ốc nhồi). Nhờ nuôi ốc bươu đen trong ao bèo mà chị Thắng có thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi tháng.
Với thế mạnh về đất vườn, ao, rừng rộng cùng với sự mạnh dạn, lão nông Đoàn Văn Bường (76 tuổi) thôn Quảng Hồng I, xã Quảng Lạc, TP. Lạng Sơn (Lạng Sơn) đã đầu tư trồng các loại rau, cây ăn quả, nuôi ong kết hợp với trồng rừng... mỗi năm “hái” hơn 100 triệu đồng.
Mô hình nuôi lươn trong can nhựa 30 lít của nông dân Lê Văn Cao (1980), ngụ thôn Phú Nguyên, xã Phú Riềng, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước cho thu nhập cao.
Đang vào mùa nước nổi ở miền Tây nên thủy sản như cá tôm, cua, rắn, ếch theo nước về nhiều. Các thợ cắm câu ếch ở huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) sau mỗi đêm bắt được 5-10 ký ếch đồng, có dư vài trăm ngàn đồng là chuyện thường.
Một số ý kiến đề xuất cấm nhập khẩu các sản phẩm thịt loại thải, chất lượng kém, nguy cơ dịch bệnh, chứa tồn chất kháng sinh như gà dai loại thải, gà không đầu, nội tạng….
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cây trồng nhằm nâng cao thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích canh tác, thôn An Lưu, xã Triệu Sơn, huyện Triệu Phong, Quảng Trị đã đưa cây sen vào trồng thử nghiệm kết hợp với nuôi cá.
Vùng lũ tại huyện Chương Mỹ (Hà Nội) nay đã rút nhiều, người dân cùng các cơ cơ quan chức năng, lực lượng vũ trang đã đến giúp đỡ dân dọn dẹp vệ sinh. Đơn vị Phòng Cảnh sát PCCC số 9 đã huy động xe cứu hỏa xịt nước rửa đường giúp dân.
End of content
Không có tin nào tiếp theo