Tìm kiếm: Làn-sóng-đầu-tư

Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, các trí thức kiều bào không chỉ đưa ra những đề xuất hoặc giải pháp, cách thức thực hiện mà còn cả những góc nhìn thẳng thắn, đa chiều về điểm mạnh và hạn chế trong phát triển các lĩnh vực tiềm năng của đất nước trên con đường phát triển nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế.
DNVN - Bất động sản công nghiệp đang đứng trước cơ hội đón nhận làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài lần thứ 4. Tuy nhiên, theo Savills Việt Nam, khoảng 80% - 85% các nhà đầu tư nước ngoài có yêu cầu về tiêu chuẩn phát triển bền vững ESG (bao gồm 3 yếu tố môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp).
DNVN - Tại hội thảo “Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho làn sóng đầu tư vi mạch tại Việt Nam”, đại diện các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực bán dẫn nhận định rằng, Việt Nam có hai thế mạnh để tham gia vào ngành công nghiệp này, đó là khâu thiết kế và đóng gói.
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Duy Đông cho biết, kinh tế Việt Nam trong vài năm gần đây tăng trưởng rất nhanh và là điểm đến của nhiều nhà đầu tư nước ngoài; đặc biệt, lĩnh vực sản xuất điện tử, chíp bán dẫn, sản xuất thông minh hiện là một trong các lĩnh vực đang được Việt Nam ưu tiên thu hút đầu tư.
Công nghiệp bán dẫn là ngành công nghiệp nền tảng và trọng yếu quốc gia trong tương lai. Việc phát triển công nghiệp bán dẫn là cơ hội để Việt Nam xây dựng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam, nhất là khi ngành này đang bước vào giai đoạn chuyển đổi sang thiết bị điện tử sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), thiết bị internet vạn vật (IoT)...
Mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, mục tiêu này hoàn toàn có thể đạt được nếu Việt Nam thực hiện thành công 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực.

End of content

Không có tin nào tiếp theo