Tìm kiếm: Nghị-định-kinh-doanh-xăng-dầu

DNVN - Thời gian qua, có nhiều ý kiến trái chiều về sự cần thiết của Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Cơ quan Nhà nước cho rằng cần tồn tại, còn theo phía doanh nghiệp, người tiêu dùng và nhiều chuyên gia kinh tế, không nên tồn tại quỹ này.
DNVN - Theo ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng thư ký VCCI, đông đảo doanh nghiệp đến từ 50 tỉnh, thành cả nước tham dự hội thảo “Góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 95/2021/NĐ-CP và Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu” sáng 14/2 tại Hà Nội cho thấy nhu cầu sửa đổi Nghị định này trong cộng đồng doanh nghiệp rất lớn.
DNVN - Theo VCCI, với cách thiết kế quy định về kinh doanh xăng dầu hiện nay, khi giá bán lẻ điều hành thấp hơn chi phí thì khoản âm này chủ yếu sẽ đổ vào doanh nghiệp bán lẻ bởi doanh nghiệp bán buôn có quyền chủ động giá bán buôn và không bị xử phạt khi ngừng bán hàng. Do đó, mấu chốt vấn đề vẫn là xử lý cơ chế giá bán lẻ xăng dầu.
DNVN - Trong dự thảo mới nhất Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 95/2021/NĐ-CP và Nghị định 83/2013/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đề xuất cửa hàng bán lẻ được lấy hàng từ nhiều nguồn, thay vì chỉ từ 1 nguồn như hiện tại.
Những điểm mới trong dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu sẽ giúp giá xăng dầu “cùng nhịp” với giá thế giới? Chuyên gia kinh tế Ngô Chí Long cho rằng, những điểm mới này không những giúp giá thế giới rút ngắn khoảng cách với giá thế giới, mà còn khiến giá xăng dầu trong nước “lạc nhịp” hơn. Cùng với đó, doanh nghiệp sẽ lợi dụng biên độ điều chỉnh dưới 2% để tăng giá liên tục.
Nếu vẫn tiếp tục trích Quỹ bình ổn khi giá đang lỗ thì người dân vừa phải gánh mức tăng giá bán lẻ, vừa phải chấp nhận giá đắt hơn một khoản bằng chính khoản trích Quỹ. Việc vận hành Quỹ bình ổn xăng dầu hiện nay đang lấy đi cơ hội của người dân được hưởng mức giá thấp.

End of content

Không có tin nào tiếp theo