Tìm kiếm: Phòng-ngộ-độc-thực-phẩm

Theo thông tin từ Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), ngộ độc thực phẩm rất dễ xảy ra, nhất là vào những dịp lễ, Tết quan trọng. Do đó, việc thực hiện các biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm là vô cùng cần thiết. Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh ngộ độc người dân có thể áp dụng.
Lẩu là món ăn thông dụng, dễ ăn. Tuy nhiên, nguyên liệu ăn lẩu thường là các loại thịt, hải sản, rau đều còn sống nên dễ gây ra nhiễm ký sinh trùng và ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, để tránh ngộ độc khi ăn lẩu, chúng ta nên cẩn trọng từ khâu chọn nguyên liệu, đặc biệt phải sơ chế kỹ để loại bỏ các chất độc hại còn tồn dư trong thực phẩm.
Khi thực phẩm bị nhiễm hóa chất với nồng độ quá mức cho phép sẽ gây ra ngộ độc, nguy hiểm cho cơ thể; không chỉ là những triệu chứng ngộ độc cấp tính do các cơ quan bị tổn thương như dạ dày, ruột mà còn có khả năng tích lũy, tồn lưu hóa chất trong cơ thể gây độc hại cho tế bào, biến đổi gen gây ung thư hóa…

End of content

Không có tin nào tiếp theo