Tìm kiếm: Quản-trị

Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã và đang được Đảng, Nhà nước, nhân dân triển khai mạnh mẽ. Nghị quyết ra đời không chỉ phản ánh tầm nhìn chiến lược mà còn định hướng bước đi cụ thể cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Là “người gác cửa” cho trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại lớn nhất cả nước, trong 50 năm hình thành và phát triển, Chi cục Hải quan khu vực II không chỉ đảm nhiệm nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước mà còn là lực lượng tiên phong trong việc tạo thuận lợi thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy xuất nhập khẩu và hội nhập quốc tế.
Theo giới chuyên gia, việc Hoa Kỳ tuyên bố áp thuế đối ứng cao với tất cả đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam, chính là thời điểm bước ngoặt để các DN dệt may VN nhìn lại chính mình, chủ động có giải pháp thích ứng để vượt qua khó khăn, đưa ngành dệt may VN phát triển bền vững, mang lại lợi ích lâu dài không chỉ cho DN mà cả an sinh quốc gia.
DNVN - Ngày 25/4 tại Đồng Nai, Đại hội đồng cổ đông thường niên Công ty Cổ phần DNP Holding đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2025 với mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 9.673 tỷ đồng, xác định một trong những nhiệm vụ chiến lược là tập trung cho các dự án hạ tầng nước tại Đồng bằng Sông Cửu Long.
DNVN - AI giờ đây có thể đảm nhận những vai trò mang tính vận hành, phân tích và dự báo, giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tăng tốc độ xử lý và nâng cao khả năng cạnh tranh. Do đó, để tận dụng AI hiệu quả, không chỉ cần công nghệ, mà quan trọng hơn là tư duy đổi mới từ cấp lãnh đạo đến toàn bộ tổ chức...
Dệt may là 1 trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của VN, thị trường Mỹ chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may. Với chính sách thuế đối ứng đối của Hoa Kỳ, theo giới chuyên gia, ngành dệt may VN vẫn có đủ khả năng, tự tin để vượt qua khó khăn, thách thức, tiếp tục phát triển bền vững, đóng góp hiệu quả cho sự phát triển của đất nước.
Đây là khẳng định của Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Phạm Việt Hùng, Đại diện thường trực của Việt Nam tại Ủy ban Kinh tế - Xã hội châu Á - Thái Bình Dương Liên hợp quốc (ESCAP), trong bài phát biểu ngày 24/4 về vai trò của KH-CNTT và đổi mới sáng tạo tại Khóa họp lần thứ 81 của ESCAP tổ chức tại Trung tâm hội nghị LHQ ở Bangkok, Thái Lan.
DNVN - Trong khi Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các tập đoàn quốc tế nhờ môi trường đầu tư cải thiện mạnh mẽ thì bài toán kiểm soát xuất xứ hàng hóa đang nổi lên như một thách thức lớn. Đây được xem là yếu tố quan trọng để duy trì vị thế FDI, bảo vệ uy tín hàng Việt trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

End of content

Không có tin nào tiếp theo