Tìm kiếm: dự-án-đầu-tư-công

Những số liệu tích cực về tình hình tế quý I năm 2024 với tăng trưởng GDP đạt 5,66% cao nhất cùng quý kể từ năm 2020 đến nay, chỉ số giá tiêu dùng trong tầm kiểm soát tăng 3,77%, kinh tế vĩ mô ổn định cho thấy nền kinh tế tiếp tục xu hướng phục hồi, phát triển, khẳng định sự thành công trong điều hành của hệ thống chính trị.
Đầu tư công được kỳ vọng là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024. Dự kiến kết quả giải ngân đầu tư sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực nhờ các công trình giao thông trọng điểm đang được đẩy mạnh triển khai. Giải ngân đầu tư công tạo hiệu ứng tích cực lan tỏa tới nhiều ngành nghề, DN; trong đó có các DN vật liệu xây dựng.
Mục tiêu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 "Hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội (có tính kết nối với vùng Thủ đô) và TP Hồ Chí Minh vào năm 2035 theo kết luận số 49 – KL/TW của Bộ Chính trị". Do vậy, hai thành phố phải hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị trong hơn 10 năm tới, nếu không muốn bị tụt hậu so với khu vực ĐNÁ.
Thị trường bất động sản chững lại, thậm chí “đóng băng” ở nhiều phân khúc và khu vực trong một thời gian dài khiến hàng loạt lĩnh vực khác cũng bị ảnh hưởng, gặp nhiều khó khăn; trong đó có những ngành nghề liên quan mật thiết như vật liệu xây dựng. Bởi vậy nhiều doanh nghiệp vật liệu xây dựng thua lỗ và dự báo năm 2024 vẫn tiếp tục khó khăn.
Đến nay, khối lượng thực hiện giải ngân vốn đầu tư công đã đạt trên 625,3 nghìn tỷ đồng, nhiều hơn gần 109,2 nghìn tỷ đồng so với cả năm 2022. Điều này thể hiện rõ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự quyết tâm của các bộ, ngành và địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án/công trình ngay từ các tháng đầu năm.

End of content

Không có tin nào tiếp theo