Tìm kiếm: kỹ-thuật-nuôi-thỏ

Sau khi trồng cây màu và chăn nuôi lợn không thành công, anh Nguyễn Đình Hạt quyết định nuôi thỏ sinh sản và thỏ thịt, cho thu nhập từ 200 đến 250 triệu đồng mỗi năm. Đây là mô hình nuôi thỏ thương phẩm đầu tiên cho thu nhập khá tại địa phương, được nhiều người dân đến tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm.
Chán với cảnh làm ruộng quanh năm mà vẫn nghèo, ông Hoàng Sỹ Nam (thôn Văn Trung, xã Tân Chi, huyện Tiên Du, Bắc Ninh) đã tự mày mò, tìm hiểu qua sách báo về kỹ thuật nuôi thỏ. Hiện nay, chuồng thỏ hơn 3.000 con của lão nông này đã cho thu nhập hơn 50 triệu đồng/tháng.
Nhận thấy tiềm năng lớn từ nuôi thỏ chiết xuất vắc xin theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Nhật Bản, nhiều hộ nông dân trên địa bàn xã Nậm Cần (Than Uyên, Lào Cai) đang liên kết hình thành nhóm hộ để phát triển mô hình theo hướng hàng hóa gắn với bảo vệ môi trường.
Đang có nghề lái xe trên thành phố với một mức lương cao và ổn định, nhưng anh Nguyễn Văn Nhanh (sn 1989) trú ở thôn Khê Thượng, xã Yên Đồng, huyện Yên Mô (Ninh Bình) vẫn quyết định bỏ việc, về quê xây dựng mô hình nuôi thỏ thịt thương phẩm và cho thu nhập 20 triệu đồng/ tháng. Giống thỏ anh Nhanh nuôi là thỏ New Zealand.
Trải qua nhiều công việc khác nhau nhưng cuối cùng chị Đinh Thị Mơ, xinh như hotgirl về quê xóm 11, xã Hải Tây, huyện Hải Hậu (Nam Định) khởi nghiệp nông nghiệp với nghề nuôi thỏ trắng. Nhờ nuôi loài động vật ăn rau cỏ lông trắng như bông này mà mỗi tháng gia đình chị Mơ có thu nhập hơn chục triệu đồng/tháng.
Từ những kiến thức về nghề nuôi thỏ mà mình tự học được, ông Nguyễn Vũ Ba (48 tuổi, xóm 7, xã Hải Tây, huyện Hải Hậu, Nam Định) đã xây dựng được mô hình nuôi thỏ lên đến 2.000 con, cho hiệu quả kinh tế cao, nhờ đó gia đình ông có nguồn thu nhập ổn định lên đến 20 triệu đồng/tháng.

End of content

Không có tin nào tiếp theo