Tìm kiếm: thương-mại-quốc-tế

DNVN - Trong khi Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các tập đoàn quốc tế nhờ môi trường đầu tư cải thiện mạnh mẽ thì bài toán kiểm soát xuất xứ hàng hóa đang nổi lên như một thách thức lớn. Đây được xem là yếu tố quan trọng để duy trì vị thế FDI, bảo vệ uy tín hàng Việt trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
DNVN - Trong bối cảnh thương mại quốc tế diễn biến phức tạp, căng thẳng thương mại leo thang đã dẫn đến các hành vi gian lận thương mại, trong đó gian lận xuất xứ hàng hóa có xu hướng ngày càng gia tăng và phức tạp nhằm tránh các biện pháp trừng phạt mà các nước sẽ áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu.
DNVN - Ngày 9/4 theo giờ Mỹ, Tổng thống Donald Trump bất ngờ thông báo hoãn áp thuế đối ứng trong 90 ngày và giảm thuế xuống 10% với các quốc gia “không trả đũa”. Tuy nhiên, mức thuế với hàng hóa Trung Quốc được nâng lên 125% “ngay lập tức” với lý do “Bắc Kinh thiếu tôn trọng thị trường toàn cầu”.
Mức thuế Hoa Kỳ công bố áp với hàng hóa Việt Nam 46% từ ngày 9/4 được xem là “không tưởng” trong bất kỳ kịch bản nào từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đắc cử. Các doanh nghiệp Việt Nam cần cơ cấu lại các ngành hàng, cải thiện năng lực sản xuất và thích ứng linh hoạt trước những thay đổi nhanh của thế giới.
Căn cứ Đạo luật Quyền hạn khẩn cấp kinh tế quốc tế (IEEPA), Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp áp dụng mức thuế 10% đối với tất cả các đối tác thương mại, áp dụng từ ngày 5/4. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cũng áp dụng các mức thuế đối ứng riêng lẻ đối với 50 quốc gia có thâm hụt thương mại lớn với Hoa Kỳ; trong đó có Việt Nam từ ngày 9/4.
DNVN - Theo TS Bùi Quý Thuấn - Phó Trưởng Ban nghiên cứu, Liên chi hội tài chính khu công nghiệp Việt Nam (VIPFA), việc Mỹ quyết định áp thuế 46% đối với hàng hoá Việt Nam sẽ giảm cạnh tranh hàng hóa của Việt Nam tại thị trường Mỹ, đồng thời gây khó khăn cho hàng loạt doanh nghiệp, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài lớn tại Việt Nam.

End of content

Không có tin nào tiếp theo