Tìm kiếm: thủy-sản-tự-nhiên
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng diện tích rừng ngập mặn của Việt Nam khoảng 200 nghìn ha. Mặc dù chỉ chiếm 1,5% tổng diện tích rừng quốc gia (khoảng hơn 14,4 triệu ha) nhưng với diện tích này, Việt Nam đứng nhóm đầu trong các quốc gia có nhiều diện tích rừng ngập mặn trên toàn thế giới.
Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản Việt Nam gắn với bảo hộ chỉ dẫn địa lý đã và đang trở thành một định hướng quan trọng nhằm nâng cao giá trị, khẳng định thương hiệu cho các sản phẩm đặc sản của Việt Nam tại thị trường trong nước và quốc tế.
DNVN - Tỉnh Đồng Tháp phê duyệt kinh phí 185 tỷ đồng, thực hiện trong vòng 10 năm, tập trung vào biện pháp nuôi sếu tự sinh sản và tồn tại ngoài tự nhiên; xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp sinh thái; phục hồi sinh cảnh tự nhiên Vườn quốc gia Tràm Chim để bảo tồn, phát triển sếu cũng như các loài động vật khác.
DNVN - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với UBND TP Cần Thơ vừa thả hơn 1 triệu con cá giống xuống sông Hậu. Đây là lần thứ 2 trong hoạt động thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản liên tỉnh An Giang - Cần Thơ - Đồng Tháp.
DNVN - Theo kế hoạch, việc thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản liên tỉnh An Giang - Cần Thơ - Đồng Tháp trên sông Hậu sẽ được tổ chức liên tục từ năm 2022 đến năm 2025, trong đó các tỉnh sẽ luân phiên đăng cai chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổ chức.
DNVN - Thời gian lũ đến và mực nước lũ cao hay thấp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân. Với tình hình mùa lũ thấp liên tục trong nhiều năm qua, thủy sản tự nhiên đã suy giảm vì không đủ nước và thời gian để sinh sản.
DNVN - Sau khi nới lỏng giãn cách xã hội, người dân vùng “rốn lũ” đã ra đồng đánh bắt các loài đặc sản mùa nước nổi, ai cũng hy vọng thu hoạch được nhiều tôm, cá để cải thiện cuộc sống. Thế nhưng, hiện nước lũ đổ về ít, chậm khiến việc đánh bắt của người dân trở nên kém sung túc.
DNVN - Hiện đã là giữa tháng 8 âm lịch nhưng mực nước ở các tỉnh miền Tây Nam bộ rất thấp, nhiều thửa ruộng còn trơ gốc rạ. Do đó, sau khi được nới lỏng giãn cách xã hội, người dân vùng “rốn lũ” chưa thể ra đồng đánh bắt sản vật, làm cho mùa nước nổi trở nên hiu hắt.
DNVN - Kiểm toán nhà nước vừa có báo cáo kết quả kiểm toán việc quản lý nguồn nước lưu vực sông Mê Kông gắn với việc thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững. Kết quả kiểm toán cho thấy, lượng nước từ thượng nguồn sông này đổ về Đồng bằng sông Cửu Long giảm 22 tỷ m3 chỉ trong 1 năm, dẫn tới 486.000 hộ bị thiếu nước sinh hoạt.
DNVN - Công an huyện vừa phát hiện Hợp tác xã chế biến lâm sản Xuân Dương có hành vi cố tình xả trộm nước thải chưa qua xử lý xuống sông Mã làm cá chết hàng loạt
Từ tháng 9, tháng 10 trở đi (thời điểm sắp hết mùa mưa) là mùa 'săn' thủy sản của nhiều người dân sống dọc sông Đồng Nai. Tùy từng loại thủy sản mà người trong nghề lựa chọn thời điểm nước lên, nước xuống để đi đánh bắt cho phù hợp.
Quyết tâm theo nghề gia đình từ ngày xưa, ông Phạm Quang Tuyến ở xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp) gầy dựng mô hình nuôi cá thác lác cườm và cá lóc theo hướng công nghiệp. Bên cạnh đó, từ năm 2009 tới nay, ông Phạm Quang Tuyến cũng dành tiền mua thức ăn để nuôi dưỡng đàn cá từ sông Tiền nhằm bảo tồn nguồn lợi thủy sản thiên nhiên.
Sáng 24/8, tại khu vực sông Vàm Nao (một nhánh của Sông Hậu), huyện Chợ Mới (An Giang), Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh An Giang, Ban Đại diện Phật giáo Hòa Hảo tỉnh, đã thả trên 7,6 tấn cá giống các loại bản địa quý hiếm về với thiên nhiên.
Cuối tháng 3, lúa đông xuân ngoại thành Long Xuyên (An Giang) đã thu hoạch dứt điểm và vụ hè thu cũng bắt đầu sạ lại giáp đồng; còn ở Thoại Sơn, Châu Thành, Tri Tôn… thì thu hoạch rộ.
Cuối tháng 3, lúa đông xuân ngoại thành Long Xuyên (An Giang) đã thu hoạch dứt điểm và vụ hè thu cũng bắt đầu sạ lại giáp đồng; còn ở Thoại Sơn, Châu Thành, Tri Tôn… thì thu hoạch rộ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo