Tìm kiếm: tiêu-chuẩn-lao-động

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), năm 2024, kim ngạch xuất khẩu dệt may cán đích đạt 44 tỷ USD như dự kiến, tăng 11,26% so với năm 2023; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 25 tỷ USD, tăng 14,79%; xuất siêu đạt 19 tỷ USD, tăng 6,93% so với năm 2023.
DNVN - Theo báo cáo của Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO), chỉ 20% doanh nghiệp trong ngành dệt may, da giày tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn bền vững quốc tế. Việc chuyển đổi từ phát triển nhanh sang trọng tâm phát triển bền vững, kinh doanh tuần hoàn là điều bắt buộc nếu doanh nghiệp không muốn loại khỏi cuộc chơi toàn cầu.
DNVN - Để nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệm, cần hoàn thiện, lồng ghép các cơ chế giám sát, tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh từ người dân và doanh nghiệp. Qua đó, hình thành các cơ sở dữ liệu thông tin về thực hành kinh doanh có trách nhiệm.
DNVN - Nhiều doanh nghiệp, nhà sản xuất đã lựa chọn xu hướng sản xuất xanh để đáp ứng nhu cầu thị trường và phát triển bền vững. Chính quyền, cơ quan quản lý đã và đang triển khai nhiều giải pháp như liên kết, xây dựng, hình thành mạng lưới sản xuất xanh và bền vững.
Để đạt được mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2024 tăng khoảng 6% so với năm 2023, tương ứng 377 tỷ USD, Bộ Công Thương cho biết: Bộ sẽ tập trung khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có hiệu lực và ký kết, triển khai FTA mới để mở rộng, đa dạng hóa thị trường, mặt hàng xuất nhập khẩu, chuỗi cung ứng.
DNVN - Phát biểu tại Hội thảo “Thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ tại Việt Nam trong bối cảnh mới”, sáng 30/11, TS Bùi Thái Quyên, Viện Khoa học Lao động và Xã hội khuyến nghị trong nền kinh tế chia sẻ, cần xác định rõ lái xe công nghệ có phải là người lao động hay không, từ đó tạo lợi ích chính đáng cho người lao động.

End of content

Không có tin nào tiếp theo