Tìm kiếm: tiêu-chuẩn-VietGAP

Khai thác lợi thế để không ngừng nâng cao chất lượng, số lượng các sản phẩm nông sản đặc sản trở thành hàng hóa, tỉnh Yên Bái kịp thời hỗ trợ mạnh mẽ những cơ sở chế biến nhằm nâng tầm giá trị sản phẩm và kết nối thị trường tiêu thụ, tạo bước đột phá phát triển bền vững nông sản chủ lực trên địa bàn tỉnh.
Nhận thấy tiềm năng, giá trị kinh tế cao từ cây sầu riêng, nông dân ở Gia Lai, đặc biệt là cộng đồng đồng bào thiểu số Jrai mạnh dạn chuyển hướng sang trồng sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP. Mô hình này không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm hướng đến xây dựng thương hiệu nông sản của địa phương.
Ngày 30/5, đại diện doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Aeon (Nhật Bản) đã về khảo sát, đánh giá vùng trồng vải thiều xuất khẩu ở huyện Thanh Hà (tỉnh Hải Dương) và cho biết, theo kế hoạch, sản lượng vải quả tươi của Hải Dương mà doanh nghiệp này nhập khẩu năm nay sẽ tăng so với vụ vải năm 2023.
Nhằm cụ thể hoá Nghị quyết số 08 của HĐND thành phố Hà Nội về Quy định một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, UBND thành phố Hà Nội dự kiến bố trí hơn 10 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố Hà Nội cấp bổ sung cho các huyện nhằm hỗ trợ máy móc, thiết bị để chuyển đổi số trong nông nghiệp.
Quyết định 479/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” xác định nông nghiệp là 1 trong 8 lĩnh vực được ưu tiên thực hiện. Đây chính là cơ hội để ngành nông nghiệp tạo bước đột phá nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm.
Để tạo sự đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm, tỉnh Ninh Thuận đang tập trung xây dựng, chuyển giao và nhân rộng nhiều mô hình ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chế biến và kinh doanh nông sản nhằm tạo ra hàng hóa chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu.

End of content

Không có tin nào tiếp theo