Tìm kiếm: văn-bằng-bảo-hộ

Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) Lê Huy Anh cho biết, thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 về đột phá phát triển KH&CN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, năm 2025, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ từng bước thực hiện chuyển đổi số toàn diện để nâng cao năng suất lao động, giảm tải công việc.
Năm 2025 được Bộ Khoa học và Công nghệ coi là năm tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, một trong những nhiệm vụ đột phá là việc triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Những năm gần đây, các doanh nghiệp bước đầu đã mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ nhằm phát triển sản xuất để tăng doanh thu, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
DNVN - Sau khi được Chính phủ thống nhất, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua, dự kiến các chính sách đặc thù về phát triển TP Đà Nẵng sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5/2024. Trong đó có nhiều chính sách đột phá về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
DNVN - Chia sẻ tại hội nghị “Kết nối tìm hiểu nhu cầu và tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”, ngày 18/10, TS Nguyễn Hữu Cẩn - Viện Khoa học sở hữu trí tuệ (VIPRI) cho rằng, các doanh nghiệp có sở hữu tài sản trí tuệ tạo doanh thu trung bình cao hơn 20% so với doanh nghiệp không sở hữu tài sản trí tuệ.
Để tạo hành lang pháp lý phù hợp đưa sản phẩm nông nghiệp ra thế giới, mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
"Thời gian qua, ngành trồng trọt có sự phát triển mạnh mẽ, sản xuất mở rộng, tuy nhiên chưa có sự liên kết để tạo ra hàng hóa lớn, chưa chú ý bảo hộ sở hữu trí tuệ để tránh gây thiệt hại lớn cho nông dân. Sản phẩm để có chứng nhận chất lượng phải có xác nhận bảo hộ sở hữu trí tuệ, đáp ứng yêu cầu thị trường ngày càng cao trong nước và xuất khẩu".
DNVN – Tỉnh Lâm Đồng lên kế hoạch sau khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” thành công tại Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ tiếp tục triển khai đăng ký tại Trung Quốc, Singapore. Đây là các thị trường xuất khẩu trọng điểm đối với ngành hàng rau, hoa, cà phê của tỉnh.

End of content

Không có tin nào tiếp theo