Tin tức - Sự kiện

Tết Hàn thực là phong tục cổ của Việt Nam?

Trong một bài thơ được làm cách đây 720 năm, vua Trần Nhân Tông (1258 - 1308) đã khẳng định Tết Hàn Thực 3/3 là "phong tục cổ của An Nam từ xưa".

Nhân dân ta từ rất xa xưa có tục ăn Tết Hàn Thực mồng ba tháng ba. Trong ngày Tết ấy, người dân không nhóm lửa, chỉ ăn đồ nguội, vì thế, Tết mồng ba tháng ba còn gọi là "Tết hàn thực" (Tết ăn đồ nguội). Ngày nay tục lệ ấy vẫn thịnh hành.

Giải thích về tục lệ này, nhiều người đều cho là bắt nguồn từ Trung Quốc, gắn với câu chuyện về cái chết thương tâm của Giới Chi Thôi (còn gọi là Giới Tử Thôi).

Trong ngày Tết Hàn thực, người Việt thường làm bánh trôi bánh chay cúng ông bà tổ tiên.

Theo báo Kiến thức, cho đến ngày nay, chắc chắn chúng ta cũng đinh ninh nguồn gốc của ngày Tết 3/3 là như thế. Nhưng cách đây đúng 720 năm, Trần Nhân Tông (1258 - 1308) đã nói rõ đó là "phong tục cổ của An Nam từ xưa". 

Ông khẳng định điều đó trong một bài thơ kèm theo mâm bánh biếu sứ giả nhà Nguyên Trương Hiển Khanh (tên là Lập Đạo) sang Việt Nam năm 1292. 

Bài thơ như sau: "Giá chi vũ bãi thí xuân sam/Huống trị kim triêu tam nguyệt tam/Hồng ngọc đôi bàn xuân thái bính/Tòng lai phong tục cựu An Nam" dịch rằng "Múa giá chi rồi, thử áo xuân/Hôm nay Hàn thực, buổi thanh thần/Bánh rau tinh khiết đầy mâm ngọc/Phong tục An Nam theo cổ nhân" - Biếu Trương Hiển Khanh bánh xuân (Trần Lê Văn dịch). Bài thơ giọng điệu trang nhã, vừa rất ân cần với khách vừa ý tứ sâu xa.    

Vào dịp Tết Hàn thực mùng 3/3 mọi gia đình người Việt lại tấp nập chuẩn bị mâm cúng thanh tịnh nhất để tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên của mình. Theo đó, mâm cúng Tết Hàn thực chuẩn của người xưa phải bao gồm bánh trôi, bánh chay, hương qua, trầu cau, ly nước...

Nên đọc
 


Dã Qùy (Tổng hợp)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo