Hỗ trợ doanh nghiệp

Thách thức đối với doanh nghiệp dệt may trước Hiệp định EVFTA

Khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực sẽ mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp nhưng đi cùng với đó sẽ là những thách thức.

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt 16,5 tỷ USD, tăng gần 16,5% so với cùng kỳ năm 2017 và dự kiến cuối năm sẽ lên tới 35 tỷ USD. Đây là con số ấn tượng, trong đó nguyên nhân ngoài năng lực cạnh tranh nội tại của ngành dệt may Việt Nam như giá thành, chất lượng, hay thời gian giao hàng, còn do sự kỳ vọng từ hai hiệp định thương mại tự do đó là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).

Theo thông tin từ buổi hội thảo sáng 18/7 do Bộ Công Thương và Hiệp hội dệt may tổ chức, rất có thể hai hiệp định này sẽ sớm có hiệu lực từ đầu năm 2019. Doanh nghiệp đã chờ đợi rất lâu để hiệp định thương mại tự do có hiệu lực như với EVFTA hiện là đã 3 năm kể từ khi kết thúc cơ bản quá trình đàm phán. Tuy nhiên, quan trọng nhất cơ hội luôn đi kèm với thách thức bởi đây cũng là thời điểm đòi hỏi ngành dệt may Việt Nam có sự chuyển mình mạnh mẽ hơn nữa.

Phần lớn doanh nghiệp dệt may Việt Nam là vừa và nhỏ bởi vậy năng lực sản xuất, hình thành chuỗi giá trị, hay năng lực đàm phán còn hạn chế. Tuy nhiên, trong dòng chảy thương mại quốc tế, hiện còn một ẩn số đó chính là xu hướng bảo hộ thương mại, mà đỉnh điểm là căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Liệu ẩn số này sẽ có tác động như thế nào đối với ngành dệt may Việt Nam?

Nên đọc
Theo VTV
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo