Hỗ trợ doanh nghiệp

Thị trường thiết bị y tế tại Việt Nam đầy tiềm năng

Ông Etienne Szivo, Phó chủ tịch điều hành Siemens Healthcare khu vực châu Á - Thái Bình Dương đánh giá về thị trường thiết bị y tế tại Việt Nam.

Thưa ông, với quyết tâm đẩy mạnh kinh doanh trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam, chắc hẳn, Siemens đã đánh giá rất kỹ về quy mô thị trường này tại Việt Nam?

 

Trong kế hoạch của Hãng Siemens, chúng tôi gọi Việt Nam là thị trường đang phát triển với rất nhiều tiềm năng. Việt Nam hầu như chưa sản xuất được trang thiết bị y tế cũng như các giải pháp chăm sóc sức khỏe công nghệ cao, mà đều phải nhập khẩu.

 

Thêm vào đó, đầu cho y tế từ ngân sách nhà nước lẫnnhân đang gia tăng nhanh. Đó là lý do khiến Siemens cần phải chinh phục thị trường Việt Nam qua việc tăng cường giới thiệu các sản phẩm hỗ trợ khám chữa bệnh hiện đại nhất.

 

Đâu sẽ là khách hàng trọng tâm mà Siemens sẽ hướng tới trong lĩnh vực này?

 

Siemens xác định 3 nhóm khách hàng trọng tâm tại Việt Nam, bao gồm: nhóm các khách hàng lớn, như Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.Hồ Chí Minh), Bạch Mai (Hà Nội); nhóm khách hàng trung bình, gồm các bệnh viện tuyến tỉnh; và cuối cùng là hệ thống các trung tâm y tế.

 

Coi Việt Nam là một thị trường tiềm năng, vậy trongơng lai, Siemens có ý định đầu nhà máy sản xuất tại Việt Nam không?

 

Điều mà chúng tôi quan tâm trước khi quyết định đầu nhà máy là xem xét thị trường trong nước như thế nào. Hiện tại, Việt Nam nằm trong làn sóng đầu thứ 2 của các nước đang phát triển. Bởi vậy, giai đoạn này, một mặt chúng tôi đẩy mạnh công tác bán hàng, mặt khác tiếp tục khảo sát để có thể đi tới quyết định đầu nhà máy tại Việt Nam.

 

Chưa đầu sản xuất tại Việt Nam, liệu có phải Siemens ngại rào cản chính sách, hay còn vấn đề nào khác?

 

Chúng tôi không gặp vấn đề gì liên quan đến chính sách khi hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, nhưng quyết định đầu hay không còn phụ thuộc vào độ chín muồi của thị trường cũng như kế hoạch đầu cho y tế của Chính phủ Việt Nam. Siemens cam kết sẽ luôn gắn bó lâu dài và mong muốn trở thành doanh nghiệp lớn mạnh tại thị trường Việt Nam. Dù chưa đầu nhà máy sản xuất thiết bị y tế, nhưng Siemens đã có nhà máy sản xuất thiết bị công nghiệp tại Bình Dương.

 

Nhiều công ty Nhật Bản, Trung Quốc, hay Hàn Quốc đang là nhà cung cấp thiết bị y tế chủ lực cho Việt Nam, Siemens có ngại các đối thủ cạnh tranh này không?

 

Phải thừa nhận là nhiều công ty Nhật Bản, Trung Quốc, hay Hàn Quốc rất mạnh về cung cấp trang thiết bị y tế hiện đại, nhưng họ có khách hàng và phân khúc riêng, đặc biệt là công ty Trung Quốc thiên về dòng sản phẩm thấp cấp. Siemens không ngại cạnh tranh với các đối thủ này, bởi chúng tôi có thế mạnh là cung cấp đa dạng các loại sản phẩm, từ thấp đến cao và hỗ trợ được cho khách hàng ở mức cao nhất.

 

Đặc biệt, nhằm đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực y tế, Siemens đã mở rộng danh mục sản phẩm của mình với việc mua lại 3 công ty hàng đầu trong lĩnh vực xét nghiệm vào năm 2006, gồm Dade Behring, Bayer Diagnostic và Diagnostic Products Corporation.

 

Hàng năm, Siemens dành 10% doanh thu cho nghiên cứu, phát triển để sản xuất các thiết bị mới và chúng tôi tự tin với thế mạnh của mình.

 

Vào Việt Nam từ năm 1993, đến nay, doanh số bán hàng của Siemens tại Việt Nam là bao nhiêu?

 

Doanh số bán hàng là bí mật kinh doanh, nhưng có thể nói, Siemens đã cung cấp các thiết bị chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm và giải pháp công nghệ thông tin ứng dụng trong y tế và trợ thính tại Việt Nam. Hiện doanh số bán hàng của Siemens trong mảng kinh doanh thiết bị chẩn đoán hình ảnh đang chiếm khoảng 35% thị phần Việt Nam.

 

 

Theo ĐT

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo