Áp thuế chống bán phá giá với sorbitol Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia
DNVN - Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm sorbitol có xuất xứ từ Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia.
Bộ Công Thương chỉ đạo cung ứng hàng hóa cho TP.HCM và các tỉnh phía Nam / Người dân TP.HCM đổ xô mua hàng tích trữ, giá thực phẩm tăng mạnh vẫn "cháy hàng"
Bộ Công Thương áp dụng thuế chống bán phá giá (CBPG) tạm thời đối với một số sản phẩm sorbitol (còn được gọi là đường đơn, làm từ đường glucose tinh chế dưới nhiệt độ và áp suất cao, hydro hóa với nickel, thường được dùng trong ngành công nghiệp, thủy sản, thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm - PV) có xuất xứ từ Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia với mức từ 39,63 - 68,5%.
Từ tháng 12/2020, Bộ Công Thương bắt đầu tiến hành vụ việc điều tra trên cơ sở kết quả thẩm định hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp CBPG của ngành sản xuất trong nước nộp vào tháng 9/2020.
Ảnh minh họa.
Trong 7 tháng điều tra sơ bộ theo đúng quy định của Luật Quản lý ngoại thương và các quy định liên quan cũng như Hiệp định CBPG của Tổ chức Thương mại thế giới, Bộ Công Thương đã phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét và đánh giá kỹ lưỡng tác động của hành vi bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu đối với hoạt động của ngành sản xuất trong nước, mức độ bán phá giá của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia cũng như xem xét, tính toán tác động đối với các ngành sản xuất hạ nguồn và người tiêu dùng các sản phẩm sorbitol.
Trong quá trình điều tra sơ bộ, Bộ Công Thương cũng đã làm việc, tham vấn với các bên có liên quan để xem xét, xác định rõ phạm vi sản phẩm thuộc đối tượng điều tra.
Kết quả điều tra cho thấy, lượng nhập khẩu sorbitol bị bán phá giá đã tăng trong giai đoạn từ ngày 1/4/2017 đến 31/3/2020, là nguyên nhân chính gây ra sức ép đáng kể cho hoạt động của ngành sản xuất trong nước, thể hiện ở các tiêu chí như: sản lượng; hiệu suất sử dụng công suất; tồn kho; thị phần; lượng bán hàng và doanh thu bán hàng trong nước; lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trên tài sản; khả năng huy động vốn; dòng tiền...
Trong giai đoạn điều tra, các chỉ số này đều cho thấy xu hướng suy giảm rõ rệt so với thời gian trước đó.
Thời gian tới, để đưa ra kết luận cuối cùng về vụ việc, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục làm việc với các bên liên quan để thu thập thông tin nhằm đánh giá tác động toàn diện của vụ việc đến các bên liên quan, bao gồm cả người tiêu dùng cuối cùng. Vụ việc dự kiến sẽ kết thúc điều tra vào quý III/2021.
Thu An
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 3/1/2025: SJC cùng vàng nhẫn tăng vọt
Giá ngoại tệ ngày 3/1/2025: USD đạt mức cao mới, Index vượt ngưỡng 109
Giá nông sản ngày 3/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ mức cao
Giá heo hơi ngày 3/1/2025: Ổn định trên cả nước
Đà Nẵng: Tổ chức 14 điểm bán hàng bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ 2025
VietinBank đẩy mạnh ứng dụng AI
Cột tin quảng cáo