EuroCham: Việt Nam cần khẩn chương tiêm chủng vaccine Covid-19 đại trà với tốc độ nhanh và quy mô lớn
Hộ chiếu vaccine: Chìa khóa cho sự trở lại của ngành du lịch, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro / Đề nghị khẩn trương đa dạng hóa nguồn cung vaccine phòng Covid-19
Việt Nam là một trong những nước đi đầu trên thế giới trong việc ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19. Việc cách ly nghiêm ngặt đã giúp giữ sự lây lan dịch bệnh ở mức thấp. Tuy nhiên, Việt Nam cần khẩn trương triển khai chương trình tiêm chủng đại trà với tốc độ nhanh và quy mô lớn.
Trước bối cảnh Việt Nam đang bùng phát làn sóng dịch COVID-19 lần thứ tư, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đã tiến hành lấy ý kiến các doanh nghiệp thành viên về cách thức mà khu vực tư nhân có thể hỗ trợ chương trình tiêm chủng của Chính phủ, đồng thời, khảo sát về ảnh hưởng của đại dịch lên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong thông báo được phát đi rộng rãi, EuroCham khẳng định ủng hộ mục tiêu đầy tham vọng của Chính phủ là tiêm chủng cho 75% dân số. Đây là hành động cần thiết nhằm khai thông thương mại và đầu tư quốc tế, yếu tố vốn rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Lãnh đạo các doanh nghiệp châu Âu hiện đang kêu gọi Chính phủ đi xa hơn và nhanh hơn, khai thác sức mạnh của khối doanh nghiệp tư nhân. Điều này sẽ làm giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, đồng thời giúp đẩy nhanh quá trình tiêm chủng của Chính phủ.
Các thành viên EuroCham cũng kỳ vọng Chính phủ nới lỏng các quy định về cách ly đối với các nhà đầu tư và chuyên gia nước ngoài đã được tiêm phòng tại nước sở tại. Cụ thể, hơn 2/3 lãnh đạo doanh nghiệp thực hiện khảo sát (70%) cho biết, công ty của họ phải đối mặt với nhiều trở ngại đối với các quy định hiện tại. Trong khi đó, 79% cho rằng quy định thời gian cách ly 3 tuần sẽ dẫn đến việc có ít chuyên gia đến Việt Nam làm việc hơn.
Trong khi đó, dữ liệu từ nghiên cứu của YouGov cho EuroCham cũng cho thấy chiến dịch truyền thông của Chính phủ về các vấn đề thị thực và xuất nhập cảnh qua biên giới đã có được thành công rực rỡ, với 81% lãnh đạo các doanh nghiệp châu Âu cho biết họ nắm rõ các quy định hiện hành.
Đại diện EuroCham, ông Alain Canykhẳng định ủng hộ mục tiêu đầy tham vọng của Chính phủ là tiêm chủng cho 75% dân số.
Ông Alain Cany, Chủ tịch EuroCham nhận định, Việt Nam là một trong những nước đi đầu trên thế giới trong việc ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19. Việc nhanh chóng đóng cửa biên giới cùng các biện pháp cách ly nghiêm ngặt và giãn cách xã hội tại các tỉnh, thành phố đã giúp giữ sự lây lan dịch bệnh ở mức thấp và cho phép các hoạt động kinh doanh trong nước vẫn được duy trì.
“Tuy nhiên, đây không phải là một biện pháp lâu dài mà không làm tổn hại đến tăng trưởng kinh tế. Việt Nam cần sớm mở cửa trở lại bằng cách triển khai chương trình tiêm chủng đại trà với tốc độ nhanh và quy mô lớn”, đại diện EuroCham khuyến nghị.
Ông Alain Cany cũng cho rằng, khu vực tư nhân, bao gồm cả doanh nghiệp nước ngoài, có thể giúp đẩy nhanh các nỗ lực tiêm chủng của Việt Nam.
Các doanh nghiệp châu Âu có thể cung cấp các thiết bị hàng đầu trên thế giới và cả chuyên môn quốc tế cần thiết nhằm phục vụ cho chương trình tiêm chủng hàng loạt thành công. Do đó, lộ trình phục hồi của Việt Nam nên sớm khai thác sự đóng góp của các doanh nghiệp châu Âu.
“Việt Nam đã đưa ra tiêu chuẩn toàn cầu về phòng chống COVID-19. Thách thức hiện nay là kết hợp những thành công đã có với một chương trình tiêm chủng đại trà đầy tham vọng và được đẩy nhanh. Nếu có thể đạt được điều này, chắc chắn Việt Nam sẽ phục hồi và phát triển sau đại dịch. Đồng thời, điều này cũng sẽ giúp đáp ứng hai mục tiêu kép của Chính phủ là bảo vệ sức khỏe cho người dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế."
Còn TS. Guido Hildner, Đại sứ Đức tại Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm, tiến độ tiêm chủng ở Đức có tính quyết định đối với sự phục hồi kinh tế. Vì lý do này, Đức khuyến khích và hỗ trợ các đối tác như Việt Nam làm mọi cách để đẩy nhanh hơn nữa các chương trình tiêm chủng.
Đó là lý do tại sao Đức đang nỗ lực bảo đảm cung cấp vaccine nhanh chóng trên toàn cầu như một phần của sáng kiến COVAX. Đức là nhà tài trợ lớn thứ 2 cho sáng kiến COVAX, hiện đã chuyển giao 2,49 triệu vaccine COVID-19 cho Việt Nam.
“Tại Đức, những người đã được tiêm vaccine không cần phải cách ly hay xét nghiệm thường xuyên. Đây cũng là một giải pháp cứu trợ lớn cho cộng đồng doanh nghiệp của chúng tôi”, ông Guido Hildner nói.
Theo tính toán của Bộ Y tế, dự kiến chúng ta cần mua khoảng 150 triệu liều vaccine phòng COVID-19 để tiêm phòng cho khoảng 75 triệu người dân, với tổng kinh phí ước khoảng 25,2 nghìn tỷ đồng. Trong bối cảnh nguồn lực hạn chế, Chính phủ Việt Nam đã nhanh chóng thành lập Quỹ vaccine phòng COVID-19.
Đại diện Bộ Tài chính đã khẳng định quản lý thu chi quỹ này minh bạch nhất. Số tài khoản đã được công khai và sẽ được công bố, kiểm tra, kiểm toán định kỳ. Đây là chủ trương đúng đắn để huy động thêm các nguồn lực từ đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để cùng với Nhà nước mua đủ số lượng vaccine tiêm kịp thời cho người dân. Đây là bước đi quan trọng trong chiến lược vaccine nhằm tiến tới tiêm chủng cho toàn dân của Chính phủ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá ngoại tệ ngày 7/11/2024: USD tăng mạnh sau khi Donald Trump giành chiến thắng
Giá vàng ngày 7/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC trong nước giảm mạnh sau bầu cử Tổng thống Mỹ
Sau khi ông Trump thắng cử, giá vàng thế giới rơi xuống mức thấp nhất trong 3 tuần
Vi phạm quy định hạn chế giao dịch ký quỹ, Chứng khoán DNSE bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 7/11/2024: Tiếp đà tăng, đạt mức cao nhất 64.000 đồng/kg
Giá nông sản ngày 7/11/2024: Cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu giảm mạnh