Kim ngạch xuất khẩu 8 tháng tăng 21,2% so với cùng kỳ
Trung Quốc tạm dừng xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu Cốc Nam, Lạng Sơn / Giảm 50% giá dịch vụ cất, hạ cánh tàu bay đối với chuyến bay nội địa
Nguồn: TCTK |
Báo cáo tình hình KT-XH tháng 8 và 8 tháng năm 2021 của Tổng cục Thống kê cho biết kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 8 ước đạt 26,2 tỷ USD, giảm 6% so với tháng trước (tháng 7 đạt 27,86 tỷ USD) và giảm 5,4% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 8 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 212,55 tỷ USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 55,69 tỷ USD, tăng 10,5%, chiếm 26,2% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 156,86 tỷ USD, tăng 25,5%, chiếm 73,8%.
Trong 8 tháng qua, có 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 91,8% tổng kim ngạch xuất khẩu (trong đó 6 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 10 tỷ USD, chiếm 63,1%).
Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 8 tháng, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản ước đạt 2,29 tỷ USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước. Nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 189,28 tỷ USD, tăng 22,5%. Nhóm hàng nông sản, lâm sản đạt 15,4 tỷ USD, tăng 14,9%. Nhóm hàng thủy sản đạt 5,58 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ.
Về thị trường xuất khẩu hàng hóa 8 tháng năm 2021, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 62,2 tỷ USD, tăng 32,5% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Trung Quốc đạt 32,7 tỷ USD, tăng 19,8%. Thị trường EU đạt 26,1 tỷ USD, tăng 14,5%. Thị trường ASEAN đạt 18,4 tỷ USD, tăng 23,3%. Hàn Quốc đạt 13,9 tỷ USD, tăng 9,9%. Nhật Bản đạt 13,5 tỷ USD, tăng 8,6%.
Về nhập khẩu hàng hóa (thực hiện), tháng 8 ước đạt 27,5 tỷ USD, giảm 5,5% so với tháng trước (tháng 7 đạt 29,11 tỷ USD) và tăng 21,2% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 8 tháng năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 216,26 tỷ USD, tăng 33,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 76,05 tỷ USD, tăng 29,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 140,21 tỷ USD, tăng 36,4%.
Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 8 tháng năm 2021, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước đạt 204,16 tỷ USD, tăng 34,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 96,6 tỷ USD, tăng 27,2%; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu đạt 107,56 tỷ USD, tăng 41,6%. Nhóm hàng tiêu dùng ước tính đạt 12,1 tỷ USD, tăng 24%.
Cán cân thương mại hàng hóa tháng 8 ước tính nhập siêu 1,3 tỷ USD. Tính chung 8 tháng năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa nhập siêu 3,71 tỷ USD (cùng kỳ năm 2020 xuất siêu 13,69 tỷ USD).
Nguồn: TCTK |
CPI tháng 8 tăng 0,25%
Theo Tổng cục Thống kê, giá lương thực, thực phẩm tăng (chủ yếu tại các địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg) là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2021 tăng 0,25% so với tháng 7, tăng 2,51% so với tháng 12/2020 và tăng 2,82% so với tháng 8/2020.
Tuy nhiên, tính chung 8 tháng năm 2021, CPI tăng 1,79% so với cùng kỳ năm 2020 và là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016; lạm phát cơ bản 8 tháng năm 2021 tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2020.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
Doanh nghiệp gặp khó, VCCI đề nghị giảm thuế VAT hàng hoá dịch vụ xuống 8%
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ
PGBank đẩy mạnh ký kết hợp tác cùng doanh nghiệp địa phương