Mối quan tâm lớn về nguồn cung thịt lợn
DNVN - Thịt lợn làm mặt hàng Bộ Công Thương hết sức quan tâm, là một trong những mặt hàng ưu tiên trong vấn đề đảm bảo cung - cầu, nhất là trong thời điểm từ nay đến Tết nguyên đán và thậm chí cả sau Tết.
10 năm thị trường trái phiếu Chính phủ: Những kết quả nổi bật / Giá cà phê thế giới tăng lên mức đỉnh của nhiều năm
Ông Hoàng Anh Tuấn, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước đã chia sẻ với báo chí như vậy trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương diễn ra chiều ngày 12/12 tại Hà Nội.
Trả lời câu hỏi của báo chí liên quan đến nguồn cung thịt lợn, ông Hoàng Anh Tuấn cho biết: Ngay sau khi những tỉnh, thành đầu tiên có dịch tả lợn châu Phi và đến nay dịch bệnh này đã xảy ra tại 63 tỉnh, thành trên cả nước, Bộ Công Thương đã phối hợp với các lực lượng của các địa phương, UBND các tỉnh cùng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn làm việc với các tỉnh biên giới để đưa ra giải pháp khống chế, hướng đến khi dịch vào thì chuẩn bị nguồn cung như thế nào đủ thịt lợn cung cấp cho người tiêu dùng.
Ảnh minh họa.
Sau khi Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn báo cáo Chính phủ từ giờ đến cuối năm thiếu khoảng 200.000 tấn thịt lợn, Bộ Công Thương đã thực hiện công tác bình ổn cung - cầu và bình ổn thị trường từ nay đến cuối năm đối với các mặt hàng thiết yếu, trong đó có mặt hàng thịt lợn.
"Việc đảm bảo nguồn cung thịt lợn trước, trong và sau Tết là mối quan tâm lớn đối với Bộ Công Thương, các cục, vụ thuộc Bộ Công Thương", ông Tuấn nhấn mạnh.
Vừa qua, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị 12 về việc đảm bảo cung - cầu các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết nguyên đán, trong đó có thịt lợn. Thực hiện chỉ thị này, các đơn vị của vụ, đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty chuẩn bị hàng hóa thiết yếu, đảm bảo sản xuất đủ hàng thiết yếu để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của bà trước, trong và sau Tết.
Riêng với mặt hàng thịt lợn, Bộ Công Thương đã có văn bản chỉ đạo, đặc biệt là Sở Công thương, trước tình hình dịch tả lợn châu Phi căn cứ, theo dõi tình hình tại địa phương, các DN chế biến trên địa bàn phân tích nhu cầu nội tại tại địa bàn của tỉnh, cân đối, tham mưu cho tỉnh để hướng đến việc đảm bảo nguồn cung và cũng hướng đến việc nhập khẩu nhằm phục vụ nhu cầu người tiêu dùng trong thời gian tới.
Ngoài ra, công tác tuyên truyền cũng được Bộ Công Thương đẩy mạnh. Bộ Công Thương, Vụ Thị trường trong nước đã trực tiếp trả lời báo - đài, phối hợp với Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đưa ra thông tin chính xác, kịp thời để người tiêu dùng cũng như DN ủng hộ việc chúng ta bị dịch tả lợn châu Phi, trong lúc nguồn cung thiếu hụt, cần hướng đến việc nhập khẩu, tái đàn đối với các vùng đã hết dịch để đảm bảo nguồn cung trong thời gian tới, với mục tiêu đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người chăn nuôi, người tiêu dùng và DN chế biến.
Theo ông Tuấn, trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đẩy mạnh cập nhật hàng ngày thông tin giá cả thịt lợn tại các tỉnh có sản lượng sản xuất lớn và có tỉnh có nguồn cung lớn để báo cáo lãnh đạo, tham mưu để có giải pháp tốt nhất bình ổn thị trường.
Nguyệt Minh
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Xu hướng tiêu dùng xăng E5 ngày càng giảm
Giá thuê đất công nghiệp dự kiến sẽ tăng cao trong 3 năm tới
AWS dự kiến đầu tư hơn 5 tỷ USD vào Thái Lan
Việt Nam SuperPort cùng đối tác hợp tác phát triển hạ tầng logistics đường sắt, nâng cao năng lực thương mại quốc tế
Bộ Công Thương dẫn đầu các bộ về phục vụ người dân, doanh nghiệp năm 2024
Cột tin quảng cáo