Quảng Trị: Giải pháp quan trọng để phát triển nông mới miền núi
Quảng Ngãi: Phụ nữ chung sức xây dựng nông thôn mới / Ninh Thuận: Phát huy hơn nữa vai trò của cựu chiến binh trong xây dựng nông thôn mới
Vượt qua những khó khăn, các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, biên giới đã nỗ lực lồng ghép các chương trình, dự án để từng bước thay đổi nhận thức, khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế, tạo động lực xây dựng NTM ngày càng hiệu quả hơn.
Xuất phát điểm thấp
Địa bàn miền núi Quảng Trị gồm 2 huyện Hướng Hóa, Đakrông và một phần thuộc huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, có 47 xã, thị trấn, trong đó có 20 xã và 29 thôn đặc biệt khó khăn.
Bước vào xây dựng NTM, lãnh đạo huyện miền núi Đakrông luôn trăn trở tìm hướng đột phá cho cuộc vận động xây dựng NTM ở địa phương này. Phân tích điều kiện tự nhiên, xã hội của Đakrông, toàn huyện có hơn 3,8 vạn dân, trong đó người Vân Kiều, Pa Cô chiếm hơn 75% dân số, hộ nghèo chiếm tỷ lệ 35%. Thế mạnh kinh tế của huyện là nông-lâm kết hợp và chăn nuôi. Sau 3 năm nỗ lực cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc xây dựng NTM, kết quả tại vùng kinh tế mạnh nhất huyện như xã Hải Phúc, Ba Lòng và Triệu Nguyên cũng chỉ đạt được kết quả từ 5 - 7 tiêu chí. 9/13 xã còn lại rất khó khăn, chỉ đạt dưới 5 tiêu chí.
So với huyện Đakrông, xây dựng NTM ở huyện miền núi Hướng Hóa khả quan hơn. Tuy nhiên, quá trình xây dựng NTM ở Hướng Hóa đang gặp không ít khó khăn, đó là tỷ lệ hộ nghèo bình quân toàn huyện còn ở mức cao 21,4%, trong đó có 6/22 xã có tỷ lệ nghèo trên 50%. Phần lớn các xã đều sản xuất nông nghiệp nên lực lượng lao động làm việc thường xuyên trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp là chính, chiếm hơn 80%, cao hơn nhiều so với chuẩn quy định là 35%. Do đó, để đạt những tiêu chí xây dựng NTM thực sự là bài toán khó.
Nỗ lực vươn lên
Để cuộc vận động xây dựng NTM ở miền núi Quảng Trị đạt kết quả khả quan hơn, nhiều mô hình sản xuất mới được thực hiện góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân. Các chương trình, dự án đầu tư đã được các xã linh hoạt lồng ghép để phục vụ cho các hoạt động phát triển kinh tế gắn với huy động nội lực trong toàn dân tham gia xây dựng NTM với xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, các xã miền núi đã tập trung tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa, chú trọng đưa các loại cây, con có năng suất cao vào sản xuất theo chuỗi giá trị bền vững nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân.
Trồng chuối là thế mạnh ở Hướng Hóa
Không chỉ vậy, các huyện miền núi đã tập trung nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống ban chỉ đạo các cấp, ban quản lý xã và ban phát triển thôn; tiếp tục phát huy dân chủ ở nông thôn, đặc biệt là phát huy vai trò của già làng, người có uy tín nhằm tuyên truyền, vận động người dân “Chung sức xây dựng NTM”; phát huy vai trò chủ thể của người dân vươn lên thoát nghèo, xây dựng NTM.
Các địa phương cũng đã rà soát lại quy hoạch, bố trí, sắp xếp dân cư gắn với phát triển sản xuất phù hợp từng thôn, bản, điểm dân cư đồng thời lồng ghép các chương trình để thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhằm đạt chuẩn các tiêu chí NTM. Với nỗ lực của địa phương, thông qua chính sách ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, phong trào xây dựng NTM ở các xã vùng biên giới, miền núi đang có những bước phát triển khá vững chắc. Trong xây dựng NTM, dựa vào tiêu chí cụ thể ở mỗi địa phương, nhiều xã chọn phát triển giao thông để nâng cấp hạ tầng, có xã chọn nâng cao hiệu quả cơ cấu cây trồng, vật nuôi; có xã lại chọn tiêu chí về nhà ở, về điện, đường, trường, trạm để tạo “bàn đạp” đi lên.
Qua đó, bộ mặt nông thôn trong tỉnh đã có nhiều khởi sắc. Mặc dù vậy, khoảng cách về đời sống giữa các vùng, miền trên địa bàn còn khá lớn. Các xã đặc biệt khó khăn thuộc 2 huyện Hướng Hóa và Đakrông có số tiêu chí đạt chuẩn NTM còn thấp. Hiện nay, huyện Đakrông chưa có xã đạt chuẩn NTM; huyện Hướng Hóa còn 11/20 xã đạt dưới 10 tiêu chí. Cuộc sống của người dân 2 huyện còn nhiều khó khăn. Cơ sở hạ tầng nông thôn trên địa bàn thiếu thốn, chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân.
Ông Phạm Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đakrông cho biết, bước vào thực hiện xây dựng NTM, huyện Đakrông gặp nhiều khó khăn vì xuất phát điểm thấp, nguồn lực huy động của địa phương và trong dân rất hạn chế. Ngoài chương trình 30a, huyện có rất ít nguồn lực khác hỗ trợ xây dựng NTM nên qua 10 năm kết quả đạt được chưa cao. Thời gian tới, huyện mong muốn tiếp tục được Nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ quan tâm hỗ trợ các nguồn lực để giúp huyện thực hiện chương trình xây dựng NTM đạt kết quả tốt hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 24/1/2025: Tiếp tục tăng
Giá nông sản ngày 24/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục tăng mạnh
Tỷ giá hôm nay 24/1: Giá ngoại tệ ghi nhận xu hướng trái ngược
TP Hồ Chí Minh: Gần 1.000 sản phẩm OCOP quy tụ tại phiên chợ 'Tết xanh - Quà Việt'
Lợi nhuận trước thuế FPT Retail vượt kế hoạch năm 2024
Thương lái gom hàng hoa phục vụ Tết
Nông thôn miền núi Quảng Trị khởi sắc nhờ NTM