Tiêu thụ hơn 90.000 tấn vải thiều Bắc Giang và Hải Dương qua nhiều kênh
DNVN - Theo thống kê của Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), tính đến hết ngày 7/6/2021, tỉnh Bắc Giang đã tiêu thụ được khoảng 55.038 tấn vải. Tính đến ngày 8/6, Hải Dương đã thu hoạch và bán được từ 38.000 - 40.000 tấn vải thiều.
Những tín hiệu tích cực cho tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh / Vải thiều Việt Nam chính thức lên đường sang EU
Cụ thể, số liệu thống kê từ Vụ Thị trường trong nước cho thấy, đến hết ngày 7/6/2021, tỉnh Bắc Giang đã tiêu thụ được khoảng 55.038 tấn vải, giá bình quân 12.000-32.000 đồng/kg (cá biệt giá thấp nhất 8.000 đồng/kg đối với vải chất lượng thấp; 58.000 đồng/kg đối với vải xuất khẩu đi Nhật).
Trong đó, tiêu thụ tại thị trường trong nước là 36.017 tấn, qua các kênh phân phối chủ yếu như sau: chợ đầu mối tiêu thụ 19.529 tấn; siêu thị, trung tâm thương mại tiêu thụ 4.243 tấn; thương mại điện tử tiêu thụ 710 tấn; chế biến tiêu thụ 170 tấn; hệ thống thương nhân khác tiêu thụ 11.535 tấn.
Xuất khẩu đạt 19.021 tấn, trong đó thị trường Trung Quốc đạt 18.971 tấn; Nhật Bản đạt 45 tấn; Hoa Kỳ đạt 5 tấn.
Vải thiều Thanh Hà được xuất khẩu tới trên 10 quốc gia.
Đối với tỉnh Hải Dương, đến ngày 8/6/2021, Hải Dương đã thu hoạch và tiêu thụ từ 38.000-40.000 tấn vải thiều - chiếm khoảng 85% sản lượng vải sớm và bằng gần 60% sản lượng vải toàn tỉnh. Riêng huyện Thanh Hà đã thu hoạch khoảng 30.000 tấn. Giá vải vẫn duy trì ở mức cao, dao động từ 18.000-30.000 đồng/kg (giá tại vườn) tùy theo chủng loại và phương thức đóng gói. Vải thiều của Thanh Hà luôn có giá cao hơn từ 10-15.000 đồng/kg so với các nơi khác.
Sản lượng tiêu thụ nội địa chiếm khoảng 50% tổng sản lượng vải thiều đã tiêu thụ, tương đương 20.000-21.000 tấn. Thị trường tiêu thụ trong nước chủ yếu vẫn là khu vực phía Nam, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số địa phương lân cận. Vải thiều của Hải Dương bán trong nước chủ yếu do các thương lái thu mua tập trung vào các chợ đầu mối (khoảng trên 15.000 tấn), sau đó phân phát tới các điểm bán lẻ trên toàn quốc và được bán tại hệ thống của các siêu thị trên toàn quốc (khoảng trên 4.000 tấn).
Hải Dương đã xuất khẩu vải thiều tới trên 10 quốc gia như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, Úc, Singapore, Malaysia, Lào, Campuchia… Trong đó, thị trường Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chính, chiếm khoảng 60-70% sản lượng xuất khẩu. Tính đến ngày 8/6/2021 tỉnh này đã xuất khẩu được khoảng 19.000 tấn sang các thị trường Trung Quốc, Lào, Campuchia, riêng Trung Quốc chiếm khoảng 15.000 tấn.
Đối với thị trường Nhật Bản, Mỹ, EU, tính đến ngày 8/6 Hải Dương đã xuất khẩu trên 180 tấn vải thiều sang Nhật Bản. Các doanh nghiệp như Rồng Đỏ, Ameii, Chính Thu… đang thu mua và xuất khẩu 1.000 tấn vải thiều tươi đi Nhật Bản và khoảng 4.000 tấn vải đi Mỹ, EU... Trong khi đó, xuất khẩu sang thị trường Pháp, Hà Lan, Úc khoảng 600 tấn.
Chiều 7/6, 1 tấn vải thiều Thanh Hà của Hải Dương đã được xuất sang châu Âu theo EVFTA và dự kiến lên kệ siêu thị EU trong 4-5 ngày tới. Lô vải đầu tiên này sẽ đi đường hàng không và "cập bến" Cộng hoà Czech, nơi có dân số đông và cộng đồng người Việt Nam lớn nhất nhì EU.
Vụ vải năm nay của hai tỉnh Bắc Giang và Hải Dương có thêm kênh tiêu thụ mới thông qua các sàn thương mại điện tử như Voso, Sendo, Lazada, Tiki, Shopee... Đây là tín hiệu tích cực làm thay đổi tư duy sản xuất của người dân cũng như tăng hiệu quả quảng bá sản phẩm đặc sản, giúp người tiêu dùng tại nhiều địa phương được thưởng thức trái ngọt đặc sản của hai tỉnh.
Nguyệt Minh
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
Doanh nghiệp gặp khó, VCCI đề nghị giảm thuế VAT hàng hoá dịch vụ xuống 8%
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ
PGBank đẩy mạnh ký kết hợp tác cùng doanh nghiệp địa phương
Cột tin quảng cáo