Việt Nam được đánh giá đang có vị thế tốt để thu hút FDI
Người tiêu dùng Pháp khen vải thiều Việt Nam "ngon hơn hẳn" vải Madagascar / Thông điệp hợp tác của Thái Lan sau khi Việt Nam áp thuế chống bán phá giá với mía đường
Dây chuyền sản xuất nguyên liệu để chế tạo pin năng lượng mặt trời tại Công ty TNHH JA Solar Việt Nam, vốn đầu tư của Hong Kong (Trung Quốc) tại khu công nghiệp Quang Châu (Bắc Giang). Ảnh minh hoạ: Danh Lam/TTXVN
Theo bài viết, trong những năm qua, Việt Nam đã là điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài, kể từ khi tập trung mở cửa thị trường, đồng thời thúc đẩy quan hệ thương mại quốc tế. Sau khi gia nhập WTO năm 2007 và tham gia nhiều hiệp định thương mại truyền thống khu vực với Mỹ, Trung Quốc, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc và hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới, Việt Nam đã trở thành thành viên của các hiệp định thương mại tự do toàn cầu “kỷ nguyên mới”, hình thành các khối thương mại lớn nhất thế giới hiện nay, trong đó có Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và các hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Trong xếp hạng mức độ thuận lợi kinh doanh hàng năm của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam đã tăng từ vị trí 91/183 năm 2010 lên vị trí 70/190 vào năm 2019. Không chỉ vậy, Việt Nam đã chuyển từ lĩnh vực sản xuất công nghệ thấp sang các lĩnh vực của nền kinh tế mới có giá trị gia tăng cao và công nghệ cao, công nghiệp 4.0 và chuyển đổi kỹ thuật số.
Hiểu rõ khả năng duy trì lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất giá rẻ là rất hạn chế, nên Chính phủ Việt Nam đã dồn sức tập trung các ngành công nghiệp có giá trị cao như điện tử và kỹ thuật phần mềm, tận dụng lợi thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Ngành công nghiệp điện tử là một trong những ngành tăng trưởng nhanh nhất của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu hàng điện tử của Việt Nam tăng từ 47,3 tỷ USD năm 2015 lên 96 tỷ USD năm 2020, chiếm1/3 kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong bảng xếp hạng toàn cầu về các nhà xuất khẩu điện tử, Việt Nam đã vươn từ vị trí 47 năm 2001 lên vị trí thứ 12 vào năm 2019.
Số liệu của Bộ Công Thương Việt Nam cho thấy trong quý 1/2021, các doanh nghiệp FDI chiếm 95% doanh thu xuất khẩu hàng điện tử và xu hướng này dường như sẽ không thay đổi trong những năm tới.
Việt Nam cũng cam kết gia tăng chuỗi giá trị sản xuất thông qua FDI và đã nỗ lực trong nhiều năm để nâng cao kỹ năng cho người lao động. Cụ thể, tháng 4 vừa qua, Việt Nam đã khởi động dự án thí điểm với 5 trường đại học Australia để cung cấp các khóa học trực tuyến nước ngoài cho sinh viên trong nước. Động thái này đưa Việt Nam lên vị trí hàng đầu ở châu Á về hệ thống giáo dục trực tuyến.
Do đó, bài viết nhận định những nỗ lực về kinh tế và quản lý của Chính phủ Việt Nam sẽ góp phần thúc đẩy FDI đổ vào Việt Nam trong những năm tới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chứng khoán Sen Vàng GLS bị phạt gần 400 triệu đồng
AEON mở cửa xuyên Tết Ất Tỵ
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Giá nông sản ngày 22/1/2025: Hồ tiêu và cà phê đồng loạt tăng mạnh
Tết ông Công ông Táo: Hàng hóa phong phú, giá không tăng