Xuất khẩu vẫn có nhiều điểm sáng trong đại dịch
Gói hỗ trợ 300.000 tỷ đồng: Ngân hàng khẳng định không thiếu vốn, doanh nghiệp vẫn kêu khó tiếp cận / Chủ tịch Vietravel: Bộ Giáo dục và Đào tạo tính toán thời gian nghỉ hè từ 4-5 tuần để thúc đẩy du lịch
Chịu ảnh hưởng nặng nề từ gián đoạn đơn hàng xuất khẩu với các khách hàng nhập khẩu lớn tại châu Âu, Mỹ, Nhật Bản…, nhưng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam 4 tháng đầu năm vẫn tăng 4,7%, đạt gần 83 tỷ USD. Một số doanh nghiệp vẫn có đơn hàng xuất khẩu tốt nhờ chuyển đổi sản xuất và chủ động thích ứng với cách thức kinh doanh trong mùa dịch.
Báo cáo tình hình xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm, ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết, bất chấp Covid-19, xuất khẩu vẫn tăng trưởng tại nhiều thị trường lớn. Trong đó, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm, với kim ngạch đạt 20,3 tỷ USD, tăng 13,4%. Tiếp đến là Trung Quốc, đạt 13,1 tỷ USD, tăng 26,7%. Nhật Bản đạt 6,7 tỷ USD, tăng 10,1%.
Đáng chú ý, nhiều thị trường châu Mỹ ghi nhận mức tăng mạnh, như Mexico tăng 61%, Chile tăng 93%, Argentina tăng 55%, Colombia tăng 93%, Panama tăng 73% và Peru tăng 82%.
Tuy nhiên, triển vọng xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới sẽ phụ thuộc rất lớn vào diễn biến dịch bệnh tại các thị trường xuất khẩu chính yếu như Mỹ và EU, Trung Quốc.
Ông Hải thông tin thêm, những ngày gần đây, yếu tố tích cực là Trung Quốc và Hàn Quốc đang kiểm soát dịch bệnh tốt, nên hoạt động xuất khẩu sang hai thị trường này có thể sẽ hồi phục nhanh hơn trong thời gian tới.
Với ngành hàng gạo, vừa qua, Thủ tướng Chính phủ cho phép xuất khẩu gạo bình thường trở lại. Đây cũng là yếu tố thuận lợi giúp xuất khẩu có thêm động lực tăng trưởng, đóng góp cho xuất khẩu của cả nước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xuất khẩu vẫn có nhiều điểm sáng trong đại dịch (Ảnh Internet)