“TPHCM chưa bao giờ thiếu lãnh đạo như hiện nay”
Vũng Tàu: Năm người nhập viện vì ăn cá sấu hỏa tiễn / TPHCM: Cháy lớn trong chung cư, hàng chục người ôm tài sản tháo chạy
Ông Tuyến cho biết, trong tình hình khó khăn đó, thành phố vẫn quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.
Để bù lấp những khoảng trống của các vị trí lãnh đạo, UBND thành phố thực hiện điều tiết công việc thêm cho những lãnh đạo đang tại vị.
“Hiện tôi vẫn kiêm thêm một số việc, như mảng dự án văn hóa – xã hội của chị Thu (Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Thu vừa qua đời - PV) làm trước đây, hay lĩnh vực của anh Huỳnh Cách Mạng đang nghỉ dưỡng bệnh. Còn các hoạt động của khối văn - xã thì anh Liêm (Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Thanh Liêm) phụ trách. Nói chung là thành phố phải điều tiết lại để công việc điều hành đảm bảo không bị ngưng trệ” - ông Tuyến nói.
Phó Chủ tịch Trần Vĩnh Tuyến cũng thông tin, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong lâu nay chỉ có trách nhiệm điều hành chung và phụ trách về công tác cán bộ thì bây giờ phải trực tiếp làm mảng kinh tế, kiêm thêm mảng thương mại dịch vụ, tài chính ngân hàng.
Ông khái quát, dù kiêm thêm nhiều công việc nhưng các lãnh đạo đều tự nguyện nhận, không phải vì áp lực nào.
“Trong lúc khó khăn này, tập thể uỷ ban càng cần đoàn kết hơn, chia sẻ công việc cùng nhau. Khi Chủ tịch thành phố phân công thì không có ai trong chúng tôi nề hà hay đùn đẩy trách nhiệm. Ai cũng đều thấy trách nhiệm càng phải cố gắng làm tốt hơn để công việc không bị ngưng trệ. Chị Thu qua đời rồi, không để những việc chị ấy đang làm không hoàn thành. Anh Huỳnh Cách Mạng đang bệnh mà công việc ùn tắc thì không được. Nói thế nghĩa là mình phải làm sao để người đã mất yên lòng, còn người đang dưỡng bệnh không hụt hẫng, lo lắng” - Phó Chủ tịch TPHCM chia sẻ.
TPHCM không cấm xe gắn máy
Về nội dung quản lý giao thông tại TPHCM, Phó Chủ tịch Trần Vĩnh Tuyến khẳng định thành phố không cấm xe gắn máy.
Ông Tuyến giải thích, chủ trương của TPHCM là không cấm xe gắn máy vì đây là phương tiện để người dân đi lại, làm ăn… Song chúng ta cần hạn chế vì xe máy quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến giao thông.
Cũng theo ông Tuyến, mục tiêu của thành phố là phải đẩy mạnh phát triển phương tiện giao thông công cộng. Quốc gia văn minh bao giờ cũng phát triển mạnh cái này.
Chính vì vậy, thành phố đang tập trung đầu tư tuyến metro, buýt nhanh, buýt thủy… thậm chí cả những phương tiện công cộng như xe đạp công cộng để người dân có thể di chuyển từ buýt thủy để đi xe điện, buýt nhanh. Từ đó, người dân có thêm cơ hội chọn lựa những phương tiện giao thông công cộng. Đây là giải pháp căn cơ để hạn chế xe gắn máy.
“Khi nào người dân cảm thấy việc chọn lựa giao thông công cộng thuận lợi thì chính quyền mới hạn chế xe gắn máy chứ không có chuyện cấm” - ông Tuyến nhấn mạnh.
Cũng theo ông Tuyến, hiện thành phố đã có Đề án tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp với kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân tham gia giao thông. Mục tiêu đến năm 2020, lượng khách sử dụng phương tiện giao thông công cộng ít nhất là 15%, trong khi hiện nay tỉ lệ này chỉ có khoảng 9,7%.
Để người dân chọn đi xe buýt, điện ngầm… ông Tuyến cho rằng phải đảm bảo tiêu chuẩn như các nước là từ nhà ra đường thì đi bộ bao nhiêu phút hay mấy trăm mét thì có một trạm dừng đỗ của các phương tiện giao thông công cộng.
Về phát triển vận tải hành khách công cộng, theo báo cáo của Sở Giao thông vận tải TPHCM, thành phố sẽ đẩy nhanh tiến độ thi công và đưa vào khai thách tuyến đường sắt đô thị số 1 (tuyến Bến Thành - Suối Tiên); tuyến BRT số 1 trên đại lộ Đông Tây; tiến độ thực hiện dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 TPHCM (Bến Thành - Tham Lương).
Cùng với đó, thành phố sẽ tập trung nguồn lực đầu tư đoàn phương tiện phục vụ hoạt động vận tải hành khách công cộng đến năm 2021, bổ sung kinh phí ngân sách dự kiến hỗ trợ lãi vay và bố trí kinh phí trợ giá xe buýt giai đoạn 2019-2021.
End of content
Không có tin nào tiếp theo