Ấm lòng Tết xa quê của giáo viên cắm bản
Giáo viên mầm non xếp hạng nào, nhận lương hạng nấy / Những chính sách có hiệu lực từ 1/7/2020 tác động trực tiếp đến giáo viên, học sinh, sinh viên
Tết đến...
Với giáo viên vùng cao, khó khăn là chuyện thường ngày, nhưng vì tình yêu với nghề họ đã chọn và chấp nhận tất cả. Nguồn thu nhập chính và gần như là duy nhất của đại đa số giáo viên vùng cao là lương.
Nếu xét về lương, phụ cấp vùng khó khăn, biên giới thì cao hơn giáo viên miền xuôi nhưng thực tế cuộc sống của họ lại vô cùng bấp bênh.Sinh hoạt vùng biên giới nhiều thứ đắt đỏ, thiếu thốn. Thu nhập khác không có khiến cuộc sống của các thầy cô càng khó khăn. Có thầy cô đã gắn bó cả chục năm nhưng mức lương chỉ hơn 7 triệu đồng/tháng.
Thầy Phạm Văn Nam - giáo viên trường THCS Hạ Trung, huyện Bá Thước (Thanh Hoá) cho biết: Để vừa đảm bảo cuộc sống, vừa có tiền nuôi con, các thầy cô giáo phải tiết kiệm từng đồng, không dám chi tiêu. Chuyện thưởng Tết chỉ là câu chuyện nói cho sang, cho vui đối với giáo viên vùng cao nhưng bù lại tình cảm với học trò dân tộc thiểu số, với bà con thôn bản luôn nồng ấm, thân thương như chính gia đình.
Dù đồng lương eo hẹp, không có thưởng Tết, thầy cô giáo ở nhiều điểm bản vẫn dùng phần thu nhập ít ỏi của mình làm cơm mời trưởng bản, một số phụ huynh để dặn dò, chia sẻ, vận động để đảm bảo học sinh vẫn đến lớp đầy đủ sau kỳ nghỉ Tết…
Quê hương thứ hai
Tại các huyện biên giới, vùng sâu, vùng xa có hàng nghìn cán bộ, giáo viên tạm gác nỗi nhớ nhà ở lại ăn Tết cùng đồng bào. Thầy cô được giao trực tết, làm công tác vận động học sinh đến trường sau tết. Nhiều giáo viên gắn bó với vùng sâu vùng xa hơn mười năm thì có đến 9 năm ăn tết xa quê, xa gia đình. Những giáo viên ở lại hầu hết là các điểm trường vùng sâu, vùng xa, biên giới, đặc biệt khó khăn.
Cô Nguyễn Thị Hà, quê ở huyện Đông Hưng (Thái Bình) giáo viên điểm bản Tù Cù Phìn, cách Trường trung tâm hơn 5 km. Năm nay là năm công tác thứ 16 và cô Hà cũng không nhớ rõ đã mấy cái Tết cô ở lại ăn Tết cùng bà con dân bản Tù Cù Phìn, xã Làng Mô, huyện Sìn Hồ (Lai Châu).
Cô Hà cho biết, ngày Tết ở bản tuy thiếu thốn về vật chất, nhưng phụ huynh và học sinh đều rất tình cảm, gần gũi, nên tôi và các thầy cô ở lại cũng vơi bớt nỗi buồn. Gắn bó với mảnh đất này nhiều năm, giờ tôi đã có chồng và gia đình tại bản, nên từ lâu tôi đã coi mảnh đất này như quê hương thứ hai của mình.
“Không về quê ăn Tết ai cũng thấy man mác nỗi nhớ nhà, nhớ không khí Tết quê hương. Nhưng do gắn bó lâu với vùng cao nên các cô cảm thấy cuộc sống dần bình thường. Tết của giáo viên vùng cao đơn giản lắm. Bánh chưng được phụ huynh với học trò cho, hộp mứt với chai dầu nhà trường tặng, ít thịt lợn, thịt gà được dân bản cho, chặt thêm cành đào trên rừng về. Ngày tết ở bản tuy thiếu thốn về vật chất nhưng bà con và học sinh đều rất tình cảm, gần gũi nên các thầy cô cũng vơi bớt nỗi buồn”, Cô Nguyễn Thị Hà tâm sự.
Còn cô Đào Thị Thu Thủy, giáo viên Trường Tiểu học số 2 thị trấn Tân Uyên (Tân Uyên - Lai Châu) chia sẻ: Nếu như ở miền xuôi, học trò đến chúc tết thầy cô giáo nhưng ở vùng cao thì ngược lại. Các thầy cô sẽ tổ chức đi “chúc tết” học trò.
Các trường vùng cao thường tổ chức thăm hỏi những học sinh thuộc diện hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn ở các bản xa. Đường núi vất vả nhưng thầy cô giáo vẫn lặn lội đến từng gia đình học sinh để mang hơi ấm mỗi khi xuân về. Có thể là bộ quẩn áo mới, chiếc mũ len, đôi tất nhưng sự quan tâm của thầy cô giáo là nguồn động viên các em có động lực để học tập.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Không thiếu vốn để thực hiện đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp
Vì sao dự án mở rộng nhà ga T1 sân bay Đà Nẵng chậm được triển khai?
Vượt qua nhiều đối thủ nặng ký, Việt Nam lần thứ 8 được vinh danh là "Điểm đến Golf tốt nhất châu Á năm 2024"
Báo Pháp giới thiệu Việt Nam như một hình mẫu chuyển đổi nông nghiệp sinh thái
Một hãng hàng không lớn tuyển phi công tại Việt Nam
Cảnh báo mưa lớn gây sạt lở ở khu vực miền Trung, người dân cần chú ý đề phòng