Tin tức - Sự kiện

Bệnh nhân đầu tiên của Việt Nam được ghép tế bào gốc chữa u nguyên bào võng mạc

DNVN – Cháu bé 3 tuổi nhập viện tháng 9/2020, được chẩn đoán u nguyên bào võng mạc di căn giai đoạn 4a. Qua nhiều lần hội chẩn, ban giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế quyết định thực hiện kỹ thuật ghép tế bào gốc cho bệnh nhân để cứu mạng sống của cháu.

Bệnh nhân nhiễm Covid-19 thứ 31 được chuyển từ Quảng Nam đến Bệnh viện Trung ương Huế để điều trị / Bệnh viện Trung ương Huế chữa khỏi ca nhiễm Covid-19 đầu tiên

Ngày 13/4, Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho bệnh nhi Hồ Thị T. (3 tuổi, ở Vĩnh Linh, Quảng Trị). Đây là trường hợp ghép tế bào gốc tự thân trên bệnh lý u nguyên bào võng mạc được thực hiện đầu tiên tại Việt Nam.

Cháu T. nhập viện tháng 9/2020, được chẩn đoán u nguyên bào võng mạc di căn giai đoạn 4a. Qua nhiều lần hội chẩn, ban giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế quyết định thực hiện kỹ thuật ghép tế bào gốc cho bệnh nhân để cứu mạng sống của cháu.

Sau khi được các bác sĩ Bệnh viên Trung ương Huế can thiệp, cứu chữa kịp thời, cháu Hồ Thị T. (3 tuổi, ở Vĩnh Linh, Quảng Trị) đã khoẻ mạnh và được xuất viện.

Sau khi được các bác sĩ Bệnh viên Trung ương Huế can thiệp, cứu chữa kịp thời, cháu Hồ Thị T. (3 tuổi, ở Vĩnh Linh, Quảng Trị) đã khoẻ mạnh và được xuất viện.

Ghép tế bào gốc tạo máu hiện là một phương pháp điều trị hiệu quả nhiều bệnh lý ác tính ở trẻ em. U nguyên bào võng mạc là một khối u ác tính của võng mạc trung tâm phôi và là khối u ác tính hay gặp nhất ở trẻ nhỏ. Khối u có thể phát triển ở một hoặc hai bên mắt. Trong một số trường hợp, chúng có thể di căn xa đến các cơ quan trong cơ thể.

Những bệnh nhân u nguyên bào võng mạc khu trú ở mắt có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, đối với các bệnh nhân có biểu hiện di căn xa (giai đoạn IV), có tiên lượng xấu với các hóa chất điều trị thông thường.

Theo GS-TS. Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, ghép tế bào gốc là một kỹ thuật cao trong điều trị ung thư. Trong đó, ghép tế bào gốc trên bệnh lý u nguyên bào võng mạc là một kỹ thuật khó. Tuy nhiên, tại Việt Nam, kỹ thuật này lần đầu tiên đã được Trung tâm Nhi của Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện.

“Trong quá trình ghép tế bào gốc và điều trị, khó khăn nhất là khi bệnh nhi có xuất hiện các biến chứng của nhiễm trùng. Nhưng nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa các ê kíp, bệnh nhi đã vượt qua nhiễm trùng, các chỉ số sức khỏe ổn định và hồi phục”, GS-TS. Phạm Như Hiệp, chia sẻ.

 

Được biết, cháu Hồ Thị T., ngoài sự đặc biệt khi đây là ca bệnh đầu tiên của Việt Nam được ghép thành công tế bào gốc tự thân trên bệnh lý u nguyên bào võng mạc, cháu còn là bệnh nhi dân tộc thiểu số và toàn bộ chi phí hơn 400 triệu đồng điều trị ca bệnh đều do Bệnh viện Trung ương Huế kêu gọi các nhà hảo tâm tài trợ.


Viên Hữu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm