Công bố Pháp lệnh về đưa người nghiện ma túy từ 12 đến dưới 18 tuổi đi cai nghiện bắt buộc
Truy tìm hàng chục học viên cai nghiện trốn trại / Lần đầu tiên công bố phác đồ cai nghiện ma túy tổng hợp
Sáng6/4, tại Hà Nội, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bốPháp lệnh Trình tự, thủ tụcTòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Theo đó sẽ đảm bảo lợi ích tốt nhất với đối tượng người vị thành niên cai nghiện ma túy và được xét xử bằng phiên tòa thân thiện.
Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 24/3/2022 và có hiệu lực từ ngày thông qua. Pháp lệnh áp dụng đối với đối tượng là người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi. Nguyên tắc xem xét, quyết định đưa đối tượng này vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người cai nghiện ma túy chưa thành niên.
Ông Nguyễn Văn Du - Phó Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao cho biết, hiện nay tình trạng người chưa thành niên sử dụng trái phép chất ma túy ngày một gia tăng, việc cai nghiện tự nguyện chưa có hiệu quả,đặc biệt tình trạng người chưa thành niên lang thang không có nơi cư trú gây mất an ninh xã hội. Việc cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy chưa thành niên sẽ bảo vệ quyền của trẻ vị thành niên:
Theo ông Nguyễn Văn Du, việc cai nghiện bắt buộc đối với những người chưa thành niên bị bỏ ngỏ trong một thời gian khá dài, gây ra ảnh hưởng rất lớn trong xã hội trong thời gian qua, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến người chưa thành niên. Do vậy để đảm bảo lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên nghiện ma túy, sự ra đời của Pháp lệnh này nhằm bảo vệ và hỗ trợ người chưa thành niên cai nghiện ma túy phát triển lành mạnh và góp phần ổn định trật tự xã hội.
Cũng theo Phó Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao Nguyễn Văn Du, việc xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người vị thành niên theo Pháp lệnh phải đảm bảo thủ tục thân thiện, phù hợp với tâm lý, giới, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức.Hiện nay các cấp tòa án đã chuẩn bị đào tạo nhân lực thực hiện phiên tòa thân thiện đảm bảo phù hợp với tâm sinh lý vị thành niên, người chủ tọa phiên tòa phải hiểu biết tâm sinh lý, gần gũi đối với người chưa thành niên.
“Phiên tòa thân thiện làm sao làm tốt nhấtvà hỗ trợ cho các em. Do vậy phiên tòa phải đảm bảo không mặc áo choàng xét xử và mặc áo hành chính bình thường. Phiên tòa đó phải giải quyết những việc của người chưa thành niên, những việc này phải ngồi kiểu bàn khép kín, xung quanh thân thiện, chứ không giống như phiên tòa bình thường”- ôngNguyễn Văn Du nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Không thiếu vốn để thực hiện đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp
Vì sao dự án mở rộng nhà ga T1 sân bay Đà Nẵng chậm được triển khai?
Báo Pháp giới thiệu Việt Nam như một hình mẫu chuyển đổi nông nghiệp sinh thái
Vượt qua nhiều đối thủ nặng ký, Việt Nam lần thứ 8 được vinh danh là "Điểm đến Golf tốt nhất châu Á năm 2024"
Một hãng hàng không lớn tuyển phi công tại Việt Nam