Cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành tạo động lực phát triển khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ
Toàn văn Báo cáo thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước / Phát triển Đồng Tháp thành thủ phủ sen của Việt Nam và thế giới
Sơ bộ dự án có tổng mức đầu tư khoảng 25.540 tỷ đồng, bao gồm vốn nhà nước, vốn nhà đầu tư. Dự án này không chỉ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ mà còn từng bước góp phần hoàn thành mạng lưới cao tốc theo quy hoạch. Đây là tin vui được cử tri khu vực này mong đợi. Hình thức thực hiện đầu tư và những kinh nghiệm đúc rút từ việc phát triển các dự án cao tốc thời gian qua được kỳ vọng sẽ giúp dự án phát huy cao nhất hiệu quả.
Bên lề kỳ họp, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với Đại biểu Phan Viết Lượng (Đoàn Bình Phước) Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội xung quanh vấn đề này.
Cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây và là trục giao thông quan trọng kết nối vùng Tây Nguyên với khu vực Đông Nam Bộ. Xin đại biểu phân tích về ý nghĩacủa dự án trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng cũng như hiệu quả đem lại cho người dân khi được thụ hưởng?
Theo quy hoạch, mạng lưới đường cao tốc của cả nước sẽ gồm 41 tuyến với tổng chiều dài hơn 9.000 km. Đến nay, cả nước đã có khoảng 2.000 km được đưa vào khai thác, đang xây dựng 1.681 km và chuẩn bị đầu tư khoảng 805 km; trong đó, tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông sẽ cơ bản hoàn thành năm 2025.
Còn cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành thuộc tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Tây. Đây là trục giao thông quan trọng kết nối vùng Tây nguyên với khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ. Việc đầu tư cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành sẽ giải quyết điểm nghẽn về hạ tầng giao thông, tạo không gian mới, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực này.
Việc đầu tư Dự án sẽ từng bước hoàn thành mạng lưới cao tốc theo quy hoạch, mở ra không gian phát triển mới cho các địa phương và tăng cường liên kết vùng nối chung và liên kết nội vùng nói riêng, tạo động lực, sức lan tỏa, thuận lợi kết nối với Cảng Hàng không quốc tế Long Thành và cảng Cái Mép - Thị Vải, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, giúp tăng cường việc bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Dự án hoàn toàn nằm trong quy hoạch về mạng lưới, về hạ tầng giao thông cũng là phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, kết nối được với vùng Tây Nguyên và tạo động lực phát triển cho nhiều vùng khác.
Vùng Tây Nguyên, ngoài việc phát triển kinh tế - xã hội còn có những yếu tố về quốc phòng, an ninh. Nhưng hiện mạng lưới giao thông thì số lượng đường cao tốc cũ của khu vực có tỷ lệ rất thấp. Nếu được đầu tư thì rõ ràng sẽ tạo ra những động lực thúc đẩy, phát huy được tiềm năng, lợi thế của vùng; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Vì vậy, chắc chắn các địa phương trong vùng dự án đều hết sức ủng hộ.
Chính phủ kiến nghị đầu tư dự án theo phương thức đối tác công tư (PPP). Tuy nhiên, thực tế triển khai các dự án thời gian qua cho thấy việc thu hút các nhà đầu tư, tổ chức tín dụng tham gia đầu tư các dự án gặp nhiều khó khăn. Làm thế nào để vẫn bảo đảm tính khả thi cho dự án, tránh trường hợp phải chuyển đổi sang hình thức đầu tư công, thưa đại biểu?
Thực tế, thời gian qua, địa phương đã rất nỗ lực phối hợp với các bộ, ngành tham khảo, trao đổi nhiều với các nhà đầu tư để làm rõ số liệu, cơ sở để có căn cứ xây dựng dự án. Việc hấp dẫn nhà đầu tư hay thay đổi phương án tỷ lệ đầu tư của Nhà nước với vốn đầu tư của tư nhân cũng là một câu hỏi đặt ra ngay từ đầu khi xây dựng dự án.
Trước đó, một số dự án đường cao tốc đoạn phía Đông, Quốc hội đã quyết định rồi nhưng sau đó phải điều chỉnh lại phương án đầu tư PPP. Sau đó có nhiều đoạn nội dung chủ yếu ở tư công. Đó chính là những kinh nghiệm quý báu để xây dựng phương án đầu tư cho dự án này.
Do đó, trong quá trình xây dựng dự án, yêu cầu làm thế nào để không phải điều chỉnh nhiều lần luôn được đặt ra. Tỷ lệ tham gia giữa Nhà nước, tư nhân cũng có sự điều chỉnh so với những dự án đã có điều chỉnh trước đây và có sự tính toán kỹ lưỡng hơn. Cụ thể, nâng mức đầu tư của Nhà nước trong phương án PPP; thận trọng trong việc đánh giá, xây dựng báo cáo khả thi, đặc biệt là các phương án tài chính rất rõ ràng. Thậm chí, tính cả tác động của các dự án trong hệ thống, lưu lượng tham gia, chi phí liên quan đến khả năng chi trả, thu hồi vốn của nhà đầu tư ngoài Nhà nước…
Chính vì vậy, ngay cả Trung ương, địa phương đều nhìn thấy trách nhiệm của mình trong đó. Chính phủ và các Bộ Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính phải tham gia ngay từ đầu, hay ngay cả Bộ Xây dựng cũng vậy. Từ đó có tiếng nói chung khi đánh giá về tính khả thi của dự án.
Đối với tỉnh Bình Phước dù vẫn còn những khó khăn nhất định nhưng căn cứ từ ngân sách tăng thu thời gian gần đây và vẫn cam kết đồng hành với các nhà đầu tư đến sau này, vừa tham gia một phần vốn của địa phương. Đặc biệt chú trọng từ khâu khảo sát mặt bằng, xây dựng phương án tái định cư để tạo thuận lợi, rút ngắn thời gian thi công… cho đến phương án tài chính của từng đơn vị nhằm đảm bảo tính khả thi của dự án về mốc thời gian thực hiện. Tính khả thi của dự án khá lạc quan bởi đã có sự rút kinh nghiệm, kế thừa.
Xin đại biểu cho biết kỳ vọng về kết nối giao thông của dự án đối với cả khu vực này?
Hiện nay số lượng, chất lượng đường cao tốc trên địa bàn khu vực Đông Nam Bộ, đặc biệt đi qua Bình Phước rất ít. Bây giờ nếu đi từ Đồng Xoài (Bình Phước) sang Đắk Nông mất hơn 3 tiếng. Nhưng sau này, nếu dự án hoàn thành rút ngắn được 1/3 thời gian. Tiếp đó, tuyến đường này kết nối Bình Phước với nhiều vị trí, tạo ra những cơ hội, động lực rất lớn trong phát triển kinh tế - xã hội.
Khi có tuyến đường này thì việc vận chuyển thuận lợi; đồng thời, một số tuyến từ Bình Phước, Bình Dương sang TPHồ Chí Minh lại tiếp tục được mở rộng. Kết nối từ dự án này sẽ tạo ra động lực lan tỏa, mở ra những kế hoạch cho những dự án tiếp theo đi từ Bình Phước sang Đồng Nai, sang sân bay Long Thành hoặc đến Tây Ninh tiếp tục được mở rộng.
Cử tri các tỉnh có dự án đường cao tốc luôn ủng hộ và đặt kỳ vọng rất lớn. Từ đó, các địa phương tham gia ngay từ đầu và vận động nhân dân ủng hộ, tạo thuận lợi khi Trung ương quyết định phê duyệt.
Hiện nguồn vốn cho dự án cũng đã có sự ưu tiên như xác định sử dụng từ nguồn thu vượt của năm 2022. Trong bối cảnh này thì đây là ưu tiên lớn. Cùng đó là những đặc thù trong hình thức như phân chia thành các dự án thành phần để thực hiện. Bên cạnh đó là quyết tâm cao từ Trung ương đến địa phương trong việc thận trọng chuẩn bị, sẵn sàng triển khai thực hiện chủ trương khi Quốc hội thông qua.
Khối lượng của dự án lớn, trong khi khung thời gian không nhiều. Vậy theo đại biểu, liệu điều này có ảnh hưởng đến tính khả thi khi triển khai thực hiện nếu dự án được thông qua. Khâu giải phóng mặt bằng và nguồn vật liệu tại địa phương đã sẵn sàng chưa?
Dự án này đã phân kỳ ra hình thức đầu tư và có 5 dự án thành phần; trong đó có dự án giải phóng mặt bằng cũng tách ra độc lập. Địa phương xác định đây là một dự án cũng rất quan trọng nên không thể để ảnh hưởng đến tiến độ cũng như sự hấp dẫn đối với nhà đầu tư tham gia thực hiện.
Khi đã tách ra như vậy thì sẽ rất rõ về trách nhiệm của địa phương và tạo sự chủ động, sáng tạo trong thực hiện giải phóng mặt bằng. Thuận lợi cho dự án là đến thời điểm này, Quốc hội đưa ra xem xét, quyết định là chậm hơn so với dự kiến ban đầu. Nhưng chính cái chậm đấy lại giúp cho địa phương quá trình khảo sát, đánh giá về mặt bằng kỹ lưỡng hơn. Từ dự kiến số lượng đất thu hồi, vị trí thu hồi, tác động xung quanh việc thu hồi, giải phóng mặt bằng… Về nguồn vật liệu thì vùng này khác vùng Đồng bằng sông Cửu Long nên vật liệu xây dựng chắc chắn sẽ có thuận lợi hơn nhiều.
Trân trọng cảmơn đại biểu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo