Chỉ còn 26 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại Việt Nam
Sáp nhập hộ nghèo: "Cõng" thêm người thân cán bộ để chia đôi cái nghèo / Tuyệt đối cấm sử dụng thuốc phiện, chế phẩm từ thuốc phiện trong y học và đời sống
Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, đã 49 ngày Việt Nam không có ca mắc mới COVID-19 ở cộng đồng. Hiện tại bệnh nhân 91 - nam phi công người Anh tỉnh, có phản xạ ho mạnh hơn, sức cơ tăng.
Tổng số ca mắc:
Tính từ 6h ngày 16/4 đến 6h ngày 4/6: Đã 49 ngày Việt Nam bảo vệ đựơc thành quả bước đầu trong công cuộc chống dịch COVID-19 là không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.
- Tính đến 4h ngày 4/6: Việt Nam có tổng cộng 188 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.
- Tính từ 18h ngày 3/6 đến 6h ngày 4/6: 0 ghi nhận ca mắc mới.
Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 6.641, trong đó:
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 76
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 6.214
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 351
Về công tác điều trị, Tiểu Ban Điều trị -Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết. Hiện nay bệnh nhân 91 tỉnh, phản xạ ho mạnh hơn, sức cơ chi trên 3/5, chi dưới 1/5, cơ hoành phải hoạt động mạnh hơn; Mạch: 89 lần/ phút; huyết áp: 132/57 mmHg; chức năng thận đã dần hồi phục. Bệnh nhân dã ngưng sử dụng ECMO sáng ngày 3/6
Tuy nhiên, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Phó trưởng Tiểu Ban điều trị phòng, chống dịch COVID-19 khẳng định: Mặc dù đã được ngưng sử dụng ECMO, nhưng tình trạng của BN91 vẫn còn nặng, cần được chăm sóc, theo dõi sát các chỉ số và tình trạng nhiễm trùng nặng, kháng thuốc. Bệnh nhân còn cần nhiều tuần để cai máy thở và phục hồi chức năng vận động và các chức năng khác
Trong những ngày tới, nam phi công sẽ tiếp tục được sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm trùng của vi khuẩn Burkholderia Cepacia và phòng ngừa những nguy cơ có thể nhiễm khuẩn mới. Song song đó, bệnh nhân sẽ tiếp tục được tập vật lý trị liệu tích cực để sớm phục hồi cải thiện về sức cơ cũng như chức năng hô hấp; dinh dưỡng cũng phải đảm bảo để đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bệnh nhân trong giai đoạn hồi phục.
Trước đó, ngày 18/3, nam phi công người Anh phát hiện nhiễm virus SARS-CoV-2 sau khi đến quán bar Buddha (Quận 2, TP Hồ Chí Minh). Dù nhập viện trong tình trạng khỏe mạnh nhưng bệnh nhân này đột ngột trở nặng, trong đó phổi gần như bị đông đặc, phải sử dụng đến kỹ thuật ECMO (ngày 6/4).
Bệnh nhân có yếu tố béo phì, bị phản ứng miễn dịch dữ dội, rối loạn đông máu nặng, các bác sĩ đã phải đặt mua thuốc từ nước ngoài về điều trị cho bệnh nhân này. Bệnh nhân cũng có chỉ định ghép phổi. Đây là bệnh nhân COVID-19 trong tình trạng nặng, nguy kịch duy nhất hiện nay ở nước ta.
Tính đến nay, bệnh nhân 91 đã trải qua 78 ngày điều trị, trong đó quá trình điều trị tại BV bệnh Nhiệt đới TP.HCM bắt đầu từ ngày 18/3- 22/5; tại Khoa Hồi sức tích cực – BV Chợ Rẫy từ chiều muộn ngày 22/5 đến nay
Theo dự kiến, hôm nay 4/6, Tiểu ban Điều trị và Hội đồng chuyên môn sẽ tổ chức cuộc hội chẩn 3 miền lần thứ 4 để tiếp tục có phương án điều trị tốt nhất cho bệnh nhân 91
Tiểu Ban Điều trị cho biết, hiện chỉ còn 26 bệnh nhân COVID-19 còn lại đang điều trị tại các cơ sở y tế, đa số đều có sức khoẻ ổn định.
Tính đến sáng ngày 4/6, trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, theo dõi sức khoẻ tại các cơ sở y tế, hiện có 9 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2 và 4 bệnh nhân có kết quả âm tính 2 lần trở lên với virus SARS-CoV-2.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Thụy Sĩ tham dự Hội nghị WEF Davos lần thứ 55
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi