Chủ tịch tỉnh kêu gọi tổng lực ra quân Ngày Chủ nhật xanh làm đẹp TP. Huế sau bão số 5
Thừa Thiên Huế: Lễ hội văn hoá, du lịch hoạt động bình thường từ ngày 12/9 / Thừa Thiên Huế: Nghiên cứu nới lỏng giãn cách với địa phương có dịch để người dân đi lại, giao thương
Ngày 26/9, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Chủ tịch tỉnh này đã có văn bản kêu gọi các sở, ngành, đoàn thể, địa phương, Trung tâm Công viên cây xanh Huế và các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn, tổng lực ra quân Ngày Chủ nhật xanh làm đẹp TP. Huế vào ngày 27/9.
Các lực lượng tập trung thu gom cành cây gãy tại hai bên bờ sông Hương.
Theo đó, bão số 5 đã đổ bộ vào tỉnh Thừa Thiên Huế và gây thiệt hại về người và tài sản trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là hệ thống cây xanh bị đổ gãy trên các tuyến đường, công viên, ảnh hưởng đến giao thông, cảnh quan và môi trường.
Mặc dù đã có nhiều lực lượng tích cực ra quân, khắc phục hậu quả sau bão trong những ngày qua, nhưng công việc vệ sinh môi trường, đặc biệt là thu dọn và xử lý cây xanh gãy đổ vẫn còn khối lượng rất lớn (gần 50%). Đây là một thách thức lớn cho chính quyền và mỗi người dân xứ Huế.
Thay mặt chính quyền địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ kêu gọi toàn thể các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp, lực lượng vũ trang, đoàn viên thanh niên, học sinh, sinh viên và người dân Thừa Thiên Huế, phát huy tinh thần phong trào Ngày Chủ nhật xanh, huy động phương tiện và lực lượng tổng ra quân vệ sinh khắc phục hậu quả của cơn bão số 5, làm đẹp TP. Huế vào ngày 27/9/2020.
“Hãy thể hiện trách nhiệm của mỗi người dân đối với Huế, cùng chính quyền địa phương tạo nên sức mạnh, sự đồng thuận để những thiệt hại do bão sớm qua đi, các hoạt động được trở lại bình thường, mọi người được sống bình yên trên quê hương Xanh – Sạch – Sáng”, Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế nhấn mạnh.
Giúp các hộ dân lợp lại nhà cửa bị bão số 5 làm tốc mái.
Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế, do ảnh hưởng của cơn bão số 5, trên địa bàn tỉnh có 2 người chết trong bão do cây đổ ngã và 2 trường hợp chết sau bão do tai nạn lợp lại nhà; Có 92 người bị thương phải đến điều trị tại các cơ sở y tế.
Toàn tỉnh có 10 nhà bị sập (huyện Phú Lộc: 3 nhà; thị xã Hương Trà: 5 nhà; huyện Quảng Điền: 2 nhà); 21.283 nhà tốc mái (TP. Huế: 1.306 nhà; thị xã Hương Thủy: 1.459 nhà; thị xã Hương Trà: 7.791 nhà; huyện Phong Điền: 2.725 nhà; huyện Quảng Điền: 5.833 nhà; huyện A Lưới: 50 nhà; huyện Phú Lộc: 95 nhà; huyện Phú Vang: 2.024 nhà). Có 20 trường học bị tốc mái phòng học, khu hiệu bộ, sập hàng rào, tốc mái nhà xe, hư hỏng thiết bị dạy học.
Về nông, lâm nghiệp, diện tích rau màu bị thiệt hại 439ha; diện tích rừng bị gãy đổ 1.130 ha; Cao su 863,5 ha. Có 38,8 ha nuôi thủy sản bị ảnh hưởng. Cây ăn quả bị thiệt hại 300ha. Theo thống kê ban đầu tại TP. Huế có khoảng 15.000 cây xanh bị gãy đổ.
Sau bão có 43 tuyến cáp quang bị đứt gián đoạn liên lạc; 721 trạm BTS bị mất điện, mất liên lạc. 150 cột điện bị gãy, 48 cột điện bị nghiêng, 302 bộ sứ bị hỏng, 43 xà bị hỏng, 257 vị trí bị bung dây, 3 máy biến áp bị hỏng. Đã sa thải công suất lưới điện toàn tỉnh tương ứng với 135 MW/255MW... Tổng giá trị thiệt hại do cơn bão số 5 vừa qua ước tính khoảng 505 tỷ đồng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vừa đi xe đạp vừa nghe điện thoại bị phạt bao nhiêu tiền?
Làng Tom Sara Đà Nẵng được trao giải thưởng Du lịch Cộng đồng ASEAN
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên thảo luận 'ASEAN gắn kết để vươn xa'
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết và lễ hội xuân
Chủ tịch FPT: Dược phẩm là một trong những ngành sẽ ứng dụng AI nhiều nhất