Tin tức - Sự kiện

Đà Nẵng dẫn đầu Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung về mức tăng GRDP quý 1/2023

DNVN - Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý 1/2023 vừa được Cục Thống kê Đà Nẵng công bố sáng 29/3, mặc dù phải đối mặt nhiều khó khăn thách thức, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu, nhưng kinh tế TP 3 tháng qua vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng khá nhờ đà phục hồi tích cực của hoạt động du lịch và các lĩnh vực dịch vụ khác đi kèm.

Biệt thự nghỉ dưỡng: Xu hướng chia sẻ doanh thu dần thay thế chia sẻ lợi nhuận / Sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, an toàn đến cuối mùa cạn

Theo đó, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý I/2023 ước tăng 7,12% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, chủ yếu là đóng góp của khu vực dịch vụ với mức tăng gần 12%, đóng góp gần 8 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 0,01%; khu vực công nghiệp và xây dựng giảm gần 5% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2022.

Lĩnh vực du lịch dịch vụ tiếp tục là trụ cột cho nền kinh tế Đà Nẵng trong quý 1/2023

Lĩnh vực du lịch dịch vụ tiếp tục là trụ cột cho nền kinh tế Đà Nẵng trong quý 1/2023.

Với mức tăng 7,12% trong quý I/2023, GRDP của Đà Nẵng dẫn đầu các tỉnh, TP trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung về tốc độ tăng. Cụ thể, tốc độ tăng/giảm GRDP các tỉnh, thành thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung như sau: Thừa Thiên Huế (+6,61%); Đà Nẵng (+7,12%); Quảng Nam(-10,90%); Quảng Ngãi (-1,07%) và Bình Định (+4,11%).

GRDP của Đà Nẵng quý 1/2023 cũng xếp thứ hai trong khối 5 TP trực thuộc Trung ương, sau Hải Phòng (+9,65%); cao hơn Hà Nội (+5,8%); Cần Thơ (+4,02%) và TP Hồ Chí Minh (+0,70%); xếp thứ bảy trong Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung và xếp thứ 19 so với cả nước.

Theo Cục Thống kê Đà Nẵng, quy mô nền kinh tế TP quý I/2023 (giá hiện hành) tiếp tục được mở rộng, ước đạt gần 31.000 tỷ đồng, tăng hơn 3.300 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, giá trị tăng thêm (VA) khu vực dịch vụ tăng hơn 3.100 tỷ đồng; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng hơn 35 tỷ đồng; riêng khu vực công nghiệp và xây dựng thu hẹp quy mô 25.626 tỷ đồng so với cùng kỳ.

Về cơ cấu trong quy mô nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục giảm tỷ trọng từ 1,69% trong quý I/2022 xuống còn 1,62% trong quý I/2023; khu vực công nghiệp và xây dựng cũng có xu hướng tương tự, từ 19,63% xuống còn 17,41%; ngược lại, khu vực dịch vụ tiếp tục được mở rộng từ 67,74% lên 70,49%; thuế sản phẩm từ 10,94% xuống còn 10,48%%. Như vậy, cơ cấu nền kinh tế Đà Nẵng quý I/2023 tiếp tục dịch chuyển theo hướng mở rộng khu vực dịch vụ và thu hẹp các khu vực còn lại.

Hải Châu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm