Đà Nẵng: Tổ chức đơn vị sửa chữa điện, nước hoạt động theo địa bàn quận, huyện
'Ngọn hải đăng' hay khách sạn trá hình ? / Đà Nẵng: 6 ca dương tính cộng đồng ở xã Hòa Sơn liên quan chuỗi cảng cá Thọ Quang
Trước đó, chỉ một vài ngày sau khi TP Đà Nẵng áp dụng đợt đầu tiên “7 ngày ở yên một chỗ” từ ngày 16 – 23/8 để tập trung phòng, chống dịch COVID-19, đã có những phản ánh của người dân về việc trong nhà xảy ra hư hỏng, trục trặc các thiết bị điện, nước nhưng không thể đem đi sửa.
Nhiều người dân phải tự mày mò sửa chữa tại nhà các thiết bị điện bất ngờ bị hư hỏng trong những ngày TP Đà Nẵng "ở yên một chỗ".
Nhiều gia đình bị hư hỏng thực phẩm dự trữ cho những ngày “ở yên một chỗ” do tủ lạnh bất ngờ bị sự cố nhưng gọi các đơn vị bảo hành lẫn thợ sửa chữa lưu động cũng đều không được. Nhiều thợ điện, nước bày tỏ sẵn sàng đến sửa chữa miễn phí cho bà con nhân dân trong tình hình khó khăn chung, nhưng họ không ra đường được. Nhiều người nhiệt tình hướng dẫn sửa chữa qua mạng, nhưng không phải người dân nào cũng có thể làm theo và bảo đảm an toàn cháy nổ…
Trước tình hình đó, ngay từ những ngày đầu Đà Nẵng thực hiện đợt đầu tiên toàn TP “ở yên một chỗ”, đã có những ý kiến đề xuất về việc thành lập các Tổ kỹ thuật tại phường, xã để xử lý nóng những việc cấp thiết như thay bình gas; sửa chữa điện, nước, đồ gia dụng...
Các đề xuất này nhận được sự đồng tình của rất nhiều người vì điện, nước, gas... là nhu cầu thiết yếu để người dân có thể yên tâm ở nhà.
Đến nay, khi đã qua một nửa thời gian của đợt 3 “ở yên một chỗ” (từ ngày 26/8 đến 5/9), các đề xuất nêu trên của người dân đã được UBND TP Đà Nẵng lưu ý bằng việc “thống nhất chủ trương để mỗi quận, huyện tổ chức cho đơn vị sửa chữa điện, nước hoạt động theo phạm vi địa bàn quận, huyện và thông báo rộng rãi để người dân biết, liên hệ khi cần”.
Tại Thông báo 460/TB-VP chiều 31/8, Văn phòng UBND TP Đà Nẵng cũng cho biết, Chủ tịch UBND TP giao Chủ tịch UBND quận, huyện chỉ đạo việc cấp thẻ nhận diện tham gia giao thông cho người của đơn vị sửa chữa điện nước và cho người dân có nhu cầu cấp thiết đi rút tiền mặt (cấp có thời gian cụ thể) theo quy định, vừa phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân, vừa bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
5 triệu USD hỗ trợ Việt Nam phát triển đô thị bền vững
Kỳ tích bệnh nhân hồi tỉnh sau 80 ngày sống thực vật
Tài năng 'nhí' trượt băng tốc độ Bảo Chi làm đại sứ truyền thông Amazfit Active
Vốn FDI là cơ hội nhưng không phải động lực chính cho kỷ nguyên vươn mình
Siêu lợi nhuận từ đa dạng hóa sản phẩm từ sen
Cơ cấu lại kinh tế vùng Đông Nam Bộ theo hướng hiện đại